Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát về công tác quản lý đất đai, tài sản công sau sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính
Trong 2 ngày 20 và 21/9, đoàn giám sát của Ban Kinh tế ngân sách Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh do đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát chuyên đề việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính giai đoạn 2019 – 2023 tại các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước. Tham gia đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo Sở Tài chính.
Sau khi thực hiện chủ trương về sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính, tại các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước dôi dư nhiều công trình bao gồm đất và tài sản trên đất. Các công trình dôi dư chủ yếu là nhà văn hóa thôn, bản, khu phố; trường học; công sở UBND cấp xã.
Thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của tỉnh về quản lý đất công gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau khi sát nhập, các huyện đã thống kê, rà soát, phân loại các loại đất, công trình để đưa vào danh mục quản lý. Căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất của địa phương, các huyện sẽ sử dụng đất công, tài sản công theo đúng quy định. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện quy định về quản lý đất công, tài sản công sau sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính gặp nhiều bất cập do các quy định của pháp luật thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, các hướng dẫn dưới luật chưa kịp thời; quy định về quy trình xử lý đất công, tài sản công sau sát nhập còn phức tạp, thủ tục rườm rà nên các địa phương khá lúng túng trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất và tài sản công sau sát nhập thể hiện thông qua việc các huyện thành lập Ban chỉ đạo, tiểu ban giúp việc xử lý đất và tài sản công chậm so với quy định. Đến nay, các huyện chưa xây dựng được phương án xử lý đất công, tài sản công trên địa bàn dẫn đến tình trạng nhiều công trình bị bỏ hoang trong thời gian dài, bị hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí khiến dư luận Nhân dân bức xúc.
Đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát khẳng định công tác xử lý đất, tài sản công sau sát nhập cơ quan đơn vị là nhiệm vụ cần được các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện tại các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước nói riêng, tại các địa phương trong tỉnh nói chung là rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đồng chí Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị các huyện tiếp thu ý kiến của thành viên đoàn giám sát, trong thời gian tới cần rà soát lại đất công và tài sản công để có phân loại phù hợp với quy hoạch. Các huyện cần phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch, phương án quản lý, sử dụng đất công, tài sản công sau sát nhập trình tỉnh phê duyệt theo quy định. Việc quản lý, sử dụng đất công, tài sản công dôi dư sau sát nhập phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhưng phải khẩn trương, tránh kéo dài gây lãng phí ngân sách. Từ yêu cầu đó, đồng chí Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh gợi mở một số phương án xử lý đối với đất, tài sản công sau sát nhập như: để các thôn, bản, khu phố tiếp tục quản lý, sử dụng các nhà văn hoá vào mục đích cộng đồng; ưu tiên chuyển giao các trụ sở, cơ quan cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng.
Đoàn giám sát sẽ tiếp thu, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các huyện để tham mưu HĐND tỉnh hoàn thiện thể chế về công tác quản lý, sử dụng đất, tài sản công sau sát nhập.
Quốc hội thảo luận về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Phiên họp thường kỳ Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 11
Chiều ngày 21/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV - năm 2024
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B của tỉnh, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức diễn ra. Dự Đại hội có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, cùng 246 đại biểu đại diện cho hơn 700 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Vĩnh Lộc: Tập huấn công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
Để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 21/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lớp tập huấn và hướng dẫn về công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G
Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.