Bán miếng cọ rửa, được đầu tư ngay 200.000 USD
Người sáng lập công ty Scrub Daddy, anh Aaron Krause đã giành được mức đầu tư 200.000 USD cho 20% cổ phần của công ty bán duy nhất miếng bọt biển dùng để cọ rửa. Đây được coi là vụ thỏa thuận và dự án thành công nhất của chương trình Shark Tank Mỹ.

Ông Aaron Krause, CEO của Scrub Daddy và miếng bọt biển cọ rửa thần kỳ. (Nguồn: yourstory.com)
Cụ thể, công ty Scrub Daddy được thành lập vào năm 2008 bởi anh Aaron Krause và được mọi người biết đến sau khi tham gia Shark Tank Mỹ mùa 4, một chương trình truyền hình khởi nghiệp nổi tiếng.
Một thời gian ngắn sau đó, công ty chỉ có một sản phẩm đơn giản là miếng xốp cọ rửa hình mặt cười này liên tục bức phá với doanh thu cao kỷ lục.
Thay vì tập trung vào nhiều chủng loại sản phẩm, Scrub Daddy tập trung phát triển chất lượng của chất liệu để biến miếng xốp của mình thành một sản phẩm cọ rửa không gây trầy xước, không bám mùi và có thể sử dụng trong máy rửa bát. Đặc biệt, chúng thay đổi độ cứng mềm tùy thuộc vào môi trường, cứng khi gặp nước lạnh và mềm khi gặp nước nóng.
Aaron tìm ra được ý tưởng Scrub Daddy một cách rất bất ngờ. Trong khoảng thời gian làm việc tại nhà máy ô tô, tay Aaron thường bị dính rất nhiều dầu nhớt khó rửa sạch. Anh bèn tự mày mò ra một sản phẩm có thể làm sạch tay một cách dễ dàng nhất, và đó chính là bản mẫu Scrub Daddy đầu tiên.
Nhưng anh cần một cú hích mạnh để đem danh tiếng miếng bọt biển Scrub Daddy của mình vượt trên hàng chục thương hiệu tiêu dùng khác với rất nhiều tập đoàn khổng lồ đứng sau. Và anh quyết định tham gia chương trình truyền hình Shark Tank, nơi có thể quyết định tương lai của cả công ty chỉ trong vòng vài phút.
Theo đó, để chuẩn bị tốt cho buổi thuyết trình, anh Aaron xem lại tất cả các tập Shark Tank đã phát sóng, xem đi xem lại nhiều lần. Anh còn nghiên cứu loại câu hỏi mà từng giám khảo thường đặt ra, loại câu trả lời mà họ muốn nghe và ngành nghề mà các “cá mập” đang kinh doanh…
Và sau khi kết thúc màn thuyết trình của mình, Aaron lập tức nhận được 3 lời mời đầu tư từ 5 “cá mập” của chương trình. Cuối cùng thì Lori Greiner, đại diện của kênh mua sắm trực tuyến QVC đã giành chiến thắng với mức đầu tư 200.000 USD cho 20% cổ phần của Scrub Daddy.
Chỉ 3 năm sau, Scrub Daddy đã trở thành sản phẩm thành công nhất của chương trình khi vượt qua hàng chục tên tuổi khác để trở thành sản phẩm miếng bọt biển này “hot” nhất tại các chuỗi bán lẻ lớn như Wal-Mart, Home Depot, Bed Bath & Beyond và CVS.
Chia sẻ với báo chí, anh Aaron tự tin mình có thể bán được ít nhất 200.000 bộ 10 miếng bọt biển trong vòng 24 giờ. Doanh số của công ty nhảy vọt lên từ 100.000 USD trong hơn một năm đầu kinh doanh lên đến hơn 20 triệu USD mỗi năm và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tuy không công bố tỷ suất lợi nhuận nhưng anh Aaron rất tự tin vì hiện tại công ty không có bất kỳ khoản nợ nào và đội ngũ quản lý đang được tối ưu hóa chỉ với 55 người.
Hồng Vân/ Dân trí
(Tổng hợp)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.