Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến vào dự thảo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(TTV) - Hôm nay, 25/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp phiên thường kỳ tháng 2.2020 để nghe báo cáo về dự thảo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và một số nội dung quan trọng khác.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; đại diện các Ban của Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh.
Triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1629 ngày 14/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện việc lập quy hoạch theo đúng Luật Quy hoạch và các văn bản pháp luật có liên quan. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém thời kỳ 2011 - 2020, dự thảo quy hoạch đưa ra đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Thanh Hoá trong thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 và nêu 6 quan điểm:
Một là quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành Trung ương và quy hoạch phát triển vùng; đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia.
Hai là phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, liên tục tạo ra các lợi thế so sánh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là tập trung nguồn lực để phát triển 04 vùng kinh tế động lực, 05 trụ cột, 06 hành lang kinh tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể lực, trí lực và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có khả năng nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào thực tiễn.
Bốn là bố trí không gian phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo hài hoà, hợp lý gắn với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền và khả năng đáp ứng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh.
Năm là tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, tinh thần và vật chất cho nhân dân; bảo đảm sự hài hoà về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của các bên tham gia vào quá trình phát triển của tỉnh. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực miền núi và đồng bằng ven biển. Bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Sáu là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố tiềm lực, đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh; trong đó, nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng – an ninh là điều kiện kiên quyết, phát triển kinh tế là trọng tâm. Chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đặc biệt chú trọng các địa bàn chiến lược, khu vực biên giới, hải đảo. Mở rộng các quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Dự thảo quy hoạch xây dựng các kịch bản tăng trưởng cho từng giai đoạn 2021- 2025; 2026 - 2030 với mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững quốc phòng an ninh. Phấn đấu đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người của Thanh Hoá bằng mức bình quân chung của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.
Tầm nhìn đến năm 2045 xây dựng Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm dịch vụ du lịch và dịch vụ logictic của cả nước và khu vực.
Để đạt được mục tiêu đó, dự thảo quy hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, 4 khâu đột phá; đề xuất phương hướng phát triển các ngành và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và các phương án về đất đai; quy hoạch vùng liên huyện, không gian biển; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch đưa ra danh mục các dự án ưu tiên, định hướng phát triển đến năm 2045 và đề xuất 6 giải pháp thực hiện quy hoạch.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cho rằng: quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quy hoạch thể hiện sự phát triển về nhận thức trong việc bố trí không gian và định hướng phát triển của Thanh Hoá trong tương lai trên cơ sở kế thừa định hướng của các nhiệm kỳ trước, sự tư vấn của các đơn vị tư vấn uy tín, các chuyên gia hàng đầu trong nước và sự nỗ lực, quyết tâm của cả tỉnh. Vì vậy, trong quy hoạch phải làm rõ những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và quan trọng nhất là phải xây dựng được các kịch bản tăng trưởng đi kèm các giải pháp khả thi để Thanh Hoá đạt được tầm vóc mới trong tương lai. Quy hoạch phải đi vào cuộc sống và những nội dung trong quy hoạch phải được đưa vào báo cáo chính trị từng giai đoạn để tập trung thực hiện.
Tập trung phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đặt Thanh Hoá trong bối cảnh, xu thế và mục tiêu phát triển chung của cả nước, các đại biểu Trung ương và của tỉnh đều khẳng định quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hoá trong việc đưa tỉnh phát triển. Các đại biểu đánh giá: Thời kỳ 2011 – 2020, Thanh Hoá đã có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước, quy mô kinh tế đứng thứ 8, đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư căn bản, tạo nền tảng rất tốt, tạo đà bứt phá cho giai đoạn sau. Các đại biểu cho rằng: Động lực chính của quy hoạch chính là tính kết nối, thể chế và công nghệ. Cho nên Thanh Hoá cần phải kết nối ra bên ngoài mạnh mẽ hơn nữa, phải đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và có những cách làm phi truyền thống thì mới có thể đạt được mức tăng trưởng nhanh, bền vững, hiện thực hoá được mong muốn, khát vọng.
Các đại biểu đồng tình với quan điểm tập trung nguồn lực để phát triển 4 vùng động lực gồm: Vùng động lực trung tâm thành phố Thanh Hóa – Sầm Sơn, vùng động lực phía Nam khu kinh tế Nghi Sơn, vùng động lực phía Bắc: Thạch Thành – Bỉm Sơn – Nga Sơn, vùng động lực phía Tây: Lam Sơn – Sao Vàng; 5 trụ cột chính cho nền kinh tế gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, y tế, nông nghiệp, hạ tầng; và 6 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1A, hành lang kinh tế ven biển, hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Thanh Hóa kết nối với Hủa Phăn và Đông Bắc Thái Lan, hành lang kinh tế Thanh Hóa với các tỉnh Tây Bắc (Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên), hành lang kinh tế Đông – Tây (quốc lộ 47, đường nối TP Thanh Hóa đi Ngọc Lặc. Song các đại biểu cũng băn khoăn về phương án quy hoạch vùng liên huyện và cho rằng không nên đưa nội dung này vào quy hoạch. Về những vấn đề mới, cần phải tính toán, cân nhắc kỹ, đảm bảo các giải pháp khả thi trước khi đưa vào quy hoạch.
Đánh giá cao chất lượng dự thảo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ: Ý tưởng làm quy hoạch đã bắt đầu từ năm 2016, nhưng trong quá trình làm, tỉnh gặp rất nhiều khó khăn bởi đây là việc lớn, việc khó. Nhưng UBND tỉnh và các ngành, các địa phương, các đơn vị tham gia đã rất nỗ lực, cố gắng để có được bản dự thảo khá chất lượng. Tuy nhiên, toàn bộ phần đánh giá kết quả, hạn chế lại không dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là khiếm khuyết cần khắc phục, bởi thời kỳ 2011 – 2020, Thanh Hoá đã thực hiện quy hoạch cũ rất tốt. Các chỉ tiêu đạt và vượt.
Nhận xét về những tồn tại, hạn chế, yếu kém, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng quy hoạch làm chưa rõ, có điểm chưa đúng, còn lẫn lộn giữa điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đồng chí nhấn mạnh những hạn chế cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế còn yếu, còn dựa nhiều vào việc tăng vốn, tăng nhân lực, tăng khai thác tài nguyên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thiếu vắng các sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, giá trị cao. Việc phát triển văn hoá xã hội, phát huy truyền thống của Thanh Hoá, con người Thanh Hoá còn yếu, chưa trở thành động lực để phát triển Thanh Hoá. Những nét đặc trưng, ưu điểm của con người Thanh Hoá như ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên chưa được khai thác, phát huy tối đa. Tiếp đến là hạn chế trong quản lý nhà nước, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hạn chế về hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ thống nhất 5 điểm mạnh của Thanh Hoá là: Vị trí địa lý thuận lợi trong việc liên kết để phát triển và hợp tác đầu tư. Truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, quỹ đất lớn, nguồn nhân lực dồi dào. Nhiều dự án lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động, sản xuất ổn định, nhiều dự án đang được đầu tư, nhiều cơ sở công nghiệp có dự kiến mở rộng quy mô sản xuất. Kết cấu hạ tầng quy mô lớn cấp vùng như Cảng nước sâu Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân, các trục giao thông quốc gia đi qua…được đầu tư nâng cấp và mở rộng; Khu kinh tế Nghi Sơn được mở rộng diện tích. Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện rõ nét; 4 điểm yếu là: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; Phát triển kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp tạo áp lực lớn về nguồn vốn và giải quyết việc làm; Một số tài nguyên khoáng sản tuy có giá trị kinh tế cao nhưng trữ lượng ít, phân tán, không thuận lợi cho khai thác và chế biến quy mô lớn; Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, số lao động kỹ thuật bậc cao, tay nghề giỏi trong các ngành sản xuất không nhiều.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ thống nhất với 6 thách thức nêu trong quy hoạch và được các đại biểu bổ sung là: Bất ổn an ninh, chính trị trong khu vực tranh chấp chủ quyền biển đảo; Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt; Phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về phát triển giữa các vùng, các khu vực trong tỉnh; Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh; Thể chế chung còn hạn chế, yếu kém, có những thể chế đi thụt lùi, cản trở sự phát triển và nếu thể chế của Thanh Hoá lại không tập trung giải quyết tốt những quy định trong thể chế của Trung ương thì tiếp tục một lần nữa tạo thêm sự cản trở. Cuối cùng là thách thức trong nội tại của Thanh Hoá. Là tỉnh quy mô lớn, đà tăng trưởng tốt có lịch sử phát triển trên 990 nhưng nếu không tận dụng, phát huy được mặt mạnh, mặt tích cực, để mặt hạn chế, yếu kém nổi lên thì sẽ biến thành lực cản cho sự phát triển trong giai đoạn tới. Đồng chí Bí thư nhấn mạnh: Thanh Hoá muốn vươn lên, muốn thành công thì nhất định phải quyết cho được những thách thức này.
Cho ý kiến cụ thể về bố cục quy hoạch, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu phải nghiên cứu viết lại phần quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển. Riêng phần mục tiêu, phải xác định được vị thế của Thanh Hoá trong tổng thể chung của cả nước, trong khu vực để xây dựng vị trí, tầm vóc của Thanh Hoá đến từng mốc thời gian cụ thể là năm 2025, 2030.
Về phương án tăng trưởng, trong quy hoạch phải nêu rõ cơ sở xây dựng phương án và phương án tăng trưởng cụ thể cho từng giai đoạn 2020 – 2025, 2025 – 2030, phương án tăng trưởng dự kiến đến 2045. Từng phương án phải phân tích kỹ càng luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất phương án chọn thì mới đảm bảo được tính logic. Đặc biệt, tính toán kỹ phương án tăng trưởng giai đoạn 2020 – 2025 và phải thống nhất với Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Phải xác định được động lực tăng trưởng cho Thanh Hoá và phải có mục tiêu đến năm 2035.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu bổ sung phần Đề xuất mô hình phát triển không gian Thanh Hoá trên cơ sở phân tích kỹ càng, thấu đáo, có cơ sở khoa học, thực tiễn. Quy hoạch phải bám sát, thể hiện rõ tính kết nối của Thanh Hoá trong tỉnh, ngoài tỉnh và với quốc tế để thấy rõ 4 vùng động lực, 5 trụ cột phát triển và 6 hành lang kinh tế của tỉnh. Sắp xếp lại vị trí 6 nhiệm vụ, trọng tâm, 4 khâu đột phá. Những nội dung mới phải viết thật rõ. Đưa ra giải pháp cho từng giai đoạn. Trong đó, chú ý đến việc huy động nguồn lực trong dân, khơi dậy sức sáng tạo, nhiệt huyết, khát vọng của người Thanh Hoá, sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và sự sáng tạo của cán bộ quản lý.
Trên tinh thần đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực mà UBND, Chủ tịch UBND đã giao và tiếp thu ý kiến tại phiên họp hoàn chỉnh dự thảo trong thời gian sớm nhất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Yêu cầu Sở Kế hoạch đầu tư nghiên cứu tham mưu, xác định số liệu hợp lý để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất, quyết định số liệu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và làm cơ sở để xây dựng Đề án phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030 trình Bộ Chính trị./.
Theo thời sự tối/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Quốc hội thảo luận về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Phiên họp thường kỳ Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 11
Chiều ngày 21/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV - năm 2024
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B của tỉnh, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức diễn ra. Dự Đại hội có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, cùng 246 đại biểu đại diện cho hơn 700 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Vĩnh Lộc: Tập huấn công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
Để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 21/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lớp tập huấn và hướng dẫn về công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G
Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.