Báo cáo Tổng kết thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cùng với sự tham gia tích cực của các tôn giáo, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
Ngày 08/3/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn 556- CV/TU về việc vận động, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào Công giáo nghèo đang sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với các huyện, các ngành cấp tỉnh, các đơn vị cấp huyện có liên quan tham mưu tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ cấp đất ở và hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông. Hằng quý, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chủ trì giao ban để đánh giá kết quả công tác triển khai thực hiện, đồng thời, định hướng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là việc bố trí đất ở tại các khu, điểm tái định cư tập trung cho đồng bào sinh sống trên sông; sau mỗi kỳ giao ban Văn phòng Tỉnh ủy đều ban hành các thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản, hướng dẫn "Thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, miễn giảm tiền sử dụng đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho đồng bào sinh sống trên sông"; "Nguyên tắc, đối tượng, tiêu chí, điều kiện các hộ dân đang sinh sống trên sống được hỗ trợ đất ở, hạn mức hỗ trợ về đất ở, kinh phí xây dựng nhà ở"; "Triển khai phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào sinh sống trên sông sau khi lên bờ ổn định cuộc sống"; hướng dẫn tháo gỡ khó khăn để các đơn vị thực hiện trong quá trình tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
- Các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã ban hành kế hoạch của đơn vị mình để thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bố trí đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông.
- Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa và Ban Thường vụ huyện ủy các huyện có đồng bào sinh sống trên sông ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban; lãnh đạo, chỉ đạo UBND cấp huyện rà soát các hộ đủ điều kiện để cấp đất, hỗ trợ làm nhà và xét công nhận hộ nghèo, cận nghèo cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kết quả thực hiện
2.1. Kết quả rà soát, cấp đất ở cho đồng bào sinh sống trên sông:
Kết quả khảo sát cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 247 hộ đồng bào đang sinh sống trên sông, với tổng số 949 nhân khẩu (có 483 người trong độ tuổi lao động, 308 người đang trong độ tuổi đi học và 158 người không có khả năng lao động).
Để việc cấp đất ở cho đồng bào sinh sống trên sông đảm bảo đúng đối tượng, Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy đã chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê cụ thể các hộ gia đình đang sinh sống trên sông có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn. Trong đó, xác định rõ nhân khẩu, nghề nghiệp, nguyện vọng được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giới thiệu việc làm, tình trạng đất ở, nhà ở hiện nay; xác minh những hộ được cấp đất nhưng không ở, những hộ đã chuyển
nhượng cho người khác, những hộ là con, cháu của các hộ gốc đã được nhà nước cấp đất ở gắn với nghề nghiệp, độ tuổi cụ thể của từng nhân khẩu...
Qua rà soát, xác minh, trong tổng số 247 hộ đồng bào sinh sống trên sông, có 183 hộ đủ điều kiện được cấp đất ở (huyện Thọ Xuân 34 hộ, Thiệu Hóa 30 hộ, Yên Định 77 hộ, Vĩnh Lộc 04 hộ, Thạch Thành 05 hộ, Đông Sơn 01 hộ, thành phố Thanh Hóa 32 hộ); có 05 hộ (huyện Thọ Xuân 02 hộ, thành phố Thanh Hóa 03 hộ) tự mua đất đề nghị được hỗ trợ làm nhà; 59 hộ không đủ điều kiện cấp đất (huyện Thọ Xuân 28 hộ, thành phố Thanh Hóa 31 hộ).
Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa, Ban Thường vụ huyện ủy tin các huyện có đồng bào sinh sống trên sông đã thống nhất chủ trương và lãnh đạo HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án khu, điểm tái B - định cư cho đồng bào sinh sống trên sông; giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dụng đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và chấp thuận; ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư; tổ chức thi công hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư; lựa chọn mẫu thiết kế nhà phù hợp, động viên các hộ xây dựng theo mẫu để tạo sự đồng bộ, văn minh...
Đến nay, thành phố Thanh Hóa và các huyện có đồng bào sinh sống trên sông đã quy hoạch, đầu tư hạ tầng, bố trí cấp đất ở cho 179 hộ (Yên Định 76 hộ, Thọ Xuân 34 hộ, Vĩnh Lộc 04 hộ, Thạch Thành 05 hộ, Thiệu Hóa 28 hộ và thành phố Thanh Hóa 32 hộ), với diện tích 20.103,2 m, vận động người thân cho 01 hộ tại huyện Đông Sơn 80 m2 đất ở.
Có 02 hộ huyện Thiệu Hóa neo đậu thuyền tại thành phố Thanh Hóa đã có đất, được hỗ trợ kinh phí làm nhà (hộ ông Cảnh tự mua đất tại thị trấn, đã được hỗ trợ tiền làm nhà; hộ bà Ảnh chỉ có 01 mình, có cháu cam kết đưa bà về ở và xây thêm 01 phòng, đề nghị được hỗ trợ tiền). Còn 01 hộ đủ điều kiện được cấp đất nhưng chưa nhận hỗ trợ (huyện Yên Định).
2.2. Kết quả huy động nguồn quỹ và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở
Để thực hiện có hiệu quả việc cấp đất, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông thành phố Thanh Hóa và các huyện đã thực hiện việc huy động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng tái định cư cho các hộ với tổng số tiền 18.821 triệu đồng.
Nguồn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban Caritas Thanh Hoá, trích nguồn kinh phí của huyện, xã để hỗ trợ cùng nguồn kinh phí của gia đình, dòng họ xây dựng nhà ở cho 182 nhà/183 hộ đề nghị (thành phố Thanh Hóa và các huyện đề nghị hỗ trợ xây nhà 183 hộ) với tổng số tiền 52.442 triệu đồng, trong đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ Công ty xi măng Long Sơn 9.100 triệu đồng (mức hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà); Ủy ban Caritas giáo phận Công giáo Thanh Hóa đã hỗ trợ 7.084 triệu đồng;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và cấp xã ủng hộ 3.661 triệu đồng; gia đình, dòng họ 32.597 triệu đồng.
2.3. Kết quả hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho các hộ sau khi lên bờ
Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa, Ban Thường vụ huyện uỷ các huyện có đồng bào sinh sống trên sông đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân, các ngành chức năng cấp huyện, quan tâm thực hiện các chế độ chính sách đảm bảo an sinh xã hội đối với các hộ.
- Các đơn vị đã rà soát, thống kê, phân loại các đối tượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề; phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, tổ chức các Hội nghị tư vấn việc làm và học nghề; giới thiệu lao động trong độ tuổi đi làm việc tại Công ty may mặc, công ty giầy da, các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn; kết nối cho số lao động cao tuổi nhận việc của cơ sở sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp (mây giang xiên, làm mi mắt giả...) về làm tại nhà; bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ....
- Rà soát, ra quyết định và cấp sổ cho 138 hộ nghèo và 05 sổ hộ cận nghèo. Các hộ nghèo và cận nghèo đều đã được thụ hưởng chính sách BHYT và được tạo điều kiện hưởng các phúc lợi sau khi lên bờ, ổn định đời sống.
Các xã, phường, thị trấn đã phối hợp với các trường rà soát các hộ đồng bào sinh sống trên sông, theo đó có 308 học sinh trong độ tuổi đến trường được thực hiện đầy đủ chính sách miễn giảm học phí, các khoản đóng góp khác theo quy định; mua thẻ BHYT cho học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chính sách an sinh xã hội khác có liên quan để các em được thụ hưởng đầy đủ các điều kiện phúc lợi xã hội. Ban giám hiệu các nhà trường đều xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng đối với học sinh học lực yếu ít nhất 02 tiết/tuần để giúp các em vươn lên trong học tập; đồng thời hỗ trợ một phần chi phí học tập, hoạt động giáo dục cho các em.
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
- Công tác rà soát, xác minh, tổng hợp số liệu các hộ sinh sống trên sông ở một số địa phương chưa khoa học, còn sai lệch, phải thực hiện nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Việc huy động kinh phí để hỗ trợ các hộ đồng bào nghèo xây dựng nhà ở chưa tạo thành phong trào lớn, thu hút các nguồn lực tham gia, nhất là các nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.
-Việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người dân sau khi lên bờ ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, mới dừng lại ở việc thống kê lao động, chưa tổ chức hiệu quả đào tạo việc làm, kết nối lao động với các cơ sở sản xuất, kinh
Công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đã có nhà, có đất ở trên bờ, các hộ không đủ điều kiện để cấp đất nhưng vẫn sinh sống trên sông ở một số địa phương hiệu quả chưa cao (hiện nay huyện Thọ Xuân còn 28 hộ; thành phố Thanh Hóa còn 29 hộ).
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động; thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy.
Đánh giá chung: Sau 02 năm thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông", được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, tổ chức đảng; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của Tòa giám mục giáo phận Công giáo Thanh Hóa, sự chung tay ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm; sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và với cách làm đồng bộ, nghiêm túc, công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện, đến nay, cơ bản các hộ đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh đã được cấp đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở.
Có thể khẳng định: Đây là chủ trương đúng đắn, là việc làm hết sức có ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống "lá lành đùm lá rách", tinh thần "tương thân, tương ái", được các cấp uỷ, chính quyền, Nhân dân trên địa bàn tỉnh ủng hộ, đánh giá cao.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Mặc dù việc bố trí đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành, song, trên địa bàn các huyện và thành phố Thanh Hóa vẫn còn những hộ mưu sinh trên sông có hoàn cảnh khó khăn; đối với các hộ đã được định cư lên bờ nhưng chưa chuyển đổi được nghề, thu nhập không ổn định; vẫn còn hộ trong diện được hỗ trợ về đất ở, nhà ở nhưng không nhận hỗ trợ...
Để tiếp tục lan tỏa chủ trương nhân văn, để không ai bị bỏ lại phía sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc và các đơn vị có liên quan tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phối hợp thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường hướng dẫn, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị, thành phố rà soát, vận động, hướng dẫn tạo điều kiện sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông đã ổn cư và các hộ đang mưu sinh trên sông trên địa bàn tỉnh.
2. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Thanh Hóa, Ban Thường vụ huyện ủy các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc và Thạch Thành chỉ đạo UBND cấp huyện và cấp ủy, chính quyền cấp xã:
- Tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể lao động và vận động các hộ tham gia đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, để có sinh kế lâu dài sau khi định cư lên bờ; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế và các dịch vụ thiết yếu ngay sau khi về nơi ở mới.
- Thành phố Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân: Khẩn trương phối hợp với sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tổ chức vận động các hộ đang sinh sống trên sông không đủ điều kiện được cấp đất ở không thu tiền (theo rà soát của các đơn vị) lên bờ, chuyển đổi nghề, tạo sinh kế lâu dài, với mục tiêu tất cả các hộ đồng bào sinh sống trên sông đều được hỗ trợ lên bờ ổn định cuộc sống, đảm bảo an toàn tính mạng cho gia đình, đảm bảo mỹ quan đô thị.
3. Đề nghị Tòa Giám mục Thanh Hóa, các giáo xứ, giáo họ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con giáo dân đang sinh sống trên sông đồng thuận, học nghề, chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế lâu dài.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động các hộ gia đình sinh sống trên sông lên bờ hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương; tổ chức tiếp nhận, quản lý và phân bổ kinh phí ủng hộ xây dựng nhà ở cho các hộ dân sinh sống trên sông lên bờ định cư đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng quy định.
5. Giao Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy./.
Thành phố Sầm Sơn đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Sáng ngày 21/1, Uỷ ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ đón nhận 75 quân nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại huyện Như Xuân
Sáng ngày 21/1, Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” cho đoàn viên công đoàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực trao quà Tết
Sáng ngày 21/1, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã đến thăm hỏi và tặng quà cho các thương, bệnh binh và người có công, nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa và trao quà Tết cho Trung tâm.
"Tết Nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 21/1, tại Trường THCS Nam Ngạn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần 19/5 - NPP Mítsubishi Thanh Hóa tổ chức chương trình "Tết Nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp nhận quà Tết cho người nghèo
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng ngày 21/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tiếp nhận 500 suất quà, mỗi suất 500.000 đồng dành cho người nghèo do Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Thanh Hóa trao tặng.
Hội thảo phản biện Quy hoạch chung đô thị thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định
Sáng ngày 21/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học phản biện “Đồ án quy hoạch chung đô thị thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045”.
Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự triển khai nhiệm vụ năm 2025
Sáng 21/1, Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Để quá trình sắp xếp diễn ra thuận lợi, sự thống nhất nhận thức và hành động, trước hết, trên hết từ trong Đảng, trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là nhân tố nòng cốt, trung tâm để tạo sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Chuyển biến tích cực về trật tự giao thông
Từ ngày 1/1/2025 Luật trật tự ATGT và Nghị định 168 về xử trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực. Sau 20 ngày lực lượng chức năng thực hiện xử phạt theo Nghị định mới, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự giao thông của đa số người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có chuyển biến tích cực. Một số hành vi vi phạm, thói quen xấu cuả người tham gia giao thông đã giảm rõ rệt.
Khai mạc “Triển lãm sách, báo xuân Ất Tỵ 2025”
Sáng ngày 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Thư viện tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm sách, báo Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.