ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.

27/04/2021 18:00

 

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2025, tiếp tục xây dựng hoàn thành sửa chữa, nâng cấp toàn bộ các hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực chống lũ; xây dựng mới một số hồ chứa nước lớn để tăng dung tích trữ, hoàn thiện hệ thống công trình khai thác sau đập dâng, hồ chứa đã được duyệt trong quy hoạch.

Tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị đạt 95%-100%, nông thôn đạt 93%-95%; tỉ lệ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng được xử lý. Duy trì tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức 42%-43% đóng góp hiệu quả vào thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định; 10% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng.

Đến năm 2030, xây dựng hoàn thành hồ chứa nước lớn còn lại. Hoàn thành hệ thống chuyển nước, liên kết nguồn nước giữa các lưu vực sông lớn để bảo đảm tích trữ, điều hòa, cân bằng nguồn nước tại chỗ đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh, các ngành kinh tế.

Hiện đại hóa công tác quản lý khai thác và nâng mức bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. 100% dân cư thành thị, 70% dân số nông thôn được cấp nước sạch đạt quy chuẩn nước sinh hoạt; 30% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và diện tích cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Cơ bản chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản từ những thảm họa, thiên tai liên quan đến nước. 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững; 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm an ninh môi trường. Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi bảo đảm chủ động điều tiết đủ nguồn nước có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, hoạt động kinh tế biển.

Đến năm 2045, hình thành mạng liên kết nguồn nước quốc gia, chủ động nguồn nước nội sinh, không phụ thuộc vào nguồn nước bên ngoài lãnh thổ. Xây dựng hoàn thành các công trình lớn điều tiết mặn, ngọt, dâng nước trữ nước trên hệ thống sông. Cơ bản dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn nước sinh hoạt; 70% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và diện tích cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Cơ bản đập, hồ chứa nước lớn được hiện đại hóa, tự động hóa công tác quản lý, vận hành. Chủ động, ứng phó kịp thời với mọi thảm họa về thiên tai do nước gây ra.

Bảo đảm chủ động cấp nước cho sinh hoạt

Một trong những giải pháp được dự thảo đưa ra là bảo đảm chủ động cấp nước cho sinh hoạt. Cụ thể, hoàn thiện thể chế trong hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch khu vực thành thị, nông thôn; ổn định hoạt động của các trung tâm nước sạch nông thôn trong giai đoạn 2021-2025 để tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu cấp nước nông thôn với vai trò an sinh xã hội. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung cấp nước sinh hoạt trong hệ thống quy hoạch cấp quốc gia, bảo đảm thống nhất, đồng bộ về kết cấu hạ tầng, tạo kết nối liên thông giữa hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, thành thị; triển khai đánh giá, kiểm kê nguồn nước cấp sinh hoạt hiện có; xây dựng kế hoạch sử dụng nước hàng năm, 5 năm bảo đảm cân đối nước tại chỗ, liên kết các nguồn nước theo mùa, theo địa phương và lưu vực, từng bước thay thế nguồn nước thô ổn định cấp cho sinh hoạt từ hệ thống hồ chứa, đập dâng, công trình thủy lợi; nghiên cứu, bổ sung các giải pháp tạo nguồn tại chỗ để phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp sự cố về nguồn nước, xảy ra thiên tai (hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ ngập lụt, úng).   

Tổ chức lập danh mục nguồn nước tạo nguồn cấp cho sinh hoạt phải lập hành lang bảo vệ theo quy định. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp hành vi vi phạm, phá hoại nguồn nước, an toàn hệ thống cấp nước sinh hoạt; thiết lập hệ thống giám sát trực tuyến số lượng, chất lượng nước các công trình cấp nước sinh hoạt; chia sẻ dữ liệu cấp nước giữa các cơ quan trung ương, địa phương và doanh nghiệp.

Tập trung nguồn vốn trung hạn để đầu tư các công trình cấp nước sạch kết nối liên tỉnh, liên vùng, công trình cấp nước cho các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai (hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ ngập lụt, úng), cấp nước sinh hoạt cho vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các sự cố về nguồn nước. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Tiếp tục thực hiện tín dụng ưu đãi để thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Khuyến khích và huy động nguồn vốn xã hội hóa, hợp tác công tư để đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp nước sinh hoạt, nhất là khu vực nông thôn.

Rà soát, điều chỉnh khung giá nước bảo đảm thu đúng, thu đủ chi phí cho quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt; thực hiện nghiêm túc việc cấp bù giá nước theo quy định, quy định giá trần nước sinh hoạt gắn với bù giá hợp lý cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, vùng biên giới, hải đảo.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý lợ, mặn; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ xử lý nước lợ, mặn tại các đảo đông dân cư, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển.

Kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn vay ưu đãi để đầu tư, nâng cấp sửa chữa, quản lý vận hành các công trình cấp nước, bảo đảm bền vững. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thách thức, các mối đe dọa trong lĩnh vực cấp nước; các âm mưu, hoạt động phá hoại nguồn nước, an toàn hệ thống cấp nước sạch...

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tháng 7 năm 2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

Tháng 7 năm 2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

23:11 , 02/07/2024

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta.

Huyện Như Xuân sẵn sàng cho diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024

Huyện Như Xuân sẵn sàng cho diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024

21:06 , 02/07/2024

Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Như Xuân năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 3,4/7. Đến nay, huyện Như Xuân đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, vũ khí, trang bị.

Đề nghị gỡ khó về thuế, cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Đề nghị gỡ khó về thuế, cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

16:22 , 02/07/2024

Nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí cho biết, hoạt động của cơ quan báo chí đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi kinh phí sản xuất ngày càng tăng, nhưng cơ chế về thuế, định mức tối đa... chưa bắt kịp với tình hình thực tế.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/7, ngày 03/7/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/7, ngày 03/7/2024

15:14 , 02/07/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 02/7, ngày 03/7/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng, nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.

Công an huyện Lang Chánh triển khai cấp thẻ Căn cước cho gần 100 công dân ngay trong ngày 1/7

Công an huyện Lang Chánh triển khai cấp thẻ Căn cước cho gần 100 công dân ngay trong ngày 1/7

14:43 , 02/07/2024

Trong ngày 1/7, ngày đầu tiên triển khai cấp thẻ Căn cước theo Luật Căn cước, Công an huyện Lang Chánh đã tổ chức cấp thẻ cho gần 100 công dân.

Lượng phương tiện tại tuyến đường dẫn lên, xuống cao tốc Bắc Nam tăng đột biến

Lượng phương tiện tại tuyến đường dẫn lên, xuống cao tốc Bắc Nam tăng đột biến

11:09 , 02/07/2024

Thời tiết nắng nóng trong những ngày vừa qua, cộng với việc các học sinh đều đã nghỉ hè hoặc hoàn thành các kỳ thi quan trọng, nên lượng khách du lịch đến với tỉnh Thanh Hóa tăng cao, đồng thời cũng khiến cho lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các nút giao cao tốc Bắc Nam trên địa bàn tỉnh tăng đột biến.

Chính thức tăng độ tuổi hành nghề lái xe từ 1/1/2025

Chính thức tăng độ tuổi hành nghề lái xe từ 1/1/2025

10:23 , 02/07/2024

Một trong những nội dung mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, đó là quy định nâng độ tuổi hành nghề tối đa của người lái xe chở người trên 29 chỗ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sử dụng thẻ căn cước

Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sử dụng thẻ căn cước

10:02 , 02/07/2024

Theo quy định của Luật Căn cước 2023, thẻ căn cước công dân trước đây được thay đổi tên gọi thành Căn cước, đồng thời điều chỉnh một số thông tin in trên thẻ. Trước sự thay đổi này, nhiều ý kiến cho rằng tất cả công dân bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước mẫu mới từ mốc 1/7 – thời điểm Luật chính thức có hiệu lực. Thông tin này là không chính xác bởi Luật Căn cước 2023 đã quy định rất rõ các điều kiện chuyển tiếp từ các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước mã vạch, căn cước gắn chip mẫu cũ sang thẻ căn cước mẫu mới.

Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

09:10 , 02/07/2024

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã có dịch cúm A/H5N1, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi. Tại Thanh Hóa dù chưa có ổ dịch phát sinh, nhưng trước nguy cơ xâm nhập, lây lan, bùng phát bệnh dịch, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.

Thanh Hoá phấn đấu hết năm 2024 có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thanh Hoá phấn đấu hết năm 2024 có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh

08:08 , 02/07/2024

Đến hết năm 2023, Thanh Hoá đã có 651 công trình cấp nước được đầu tư xây mới, toàn tỉnh cũng đã có 97,5% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và 62% được dùng nước sạch. Việc quan tâm, đầu tư xây mới các công trình cấp nước đã tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân và góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới.