Báo động hội chứng TIC ngày càng gia tăng ở trẻ nhỏ
Thời gian gần đây, Khoa Đơn nguyên - Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận nhiều trẻ đến khám và điều trị do mắc Hội chứng mất kiểm soát về hành vi hay còn gọi là hội chứng TIC. Qua khảo sát, hầu hết những trẻ mắc hội chứng này đều có thời gian sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều.
Tại Khoa Đơn nguyên - Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá vừa có hai trường hợp bệnh nhi đến khám với các biểu hiện như: nheo mắt, tay chân mất kiểm soát, hắng giọng liên tục...

Qua đánh giá, các bác sĩ xác định cả hai bé đều mắc hội chứng TIC. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có liên quan đến việc các bé xử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều.

Bác sỹ CK 1 Trịnh Thị Phương, Phụ trách khoa Đơn nguyên - Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá
Bác sỹ CK 1 Trịnh Thị Phương, Phụ trách khoa Đơn nguyên - Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá cho biết, rối loạn TIC được định nghĩa như những thói quen nhanh chóng và lặp lại của khối cơ. Đây là dạng rối loạn vận động hay rối loạn phát âm được diễn ra ngoài tầm kiểm soát của người bệnh, tức không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, không thể kìm nén được nhưng cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ. Trẻ khi mắc hội chứng này, theo mức độ nặng hay nhẹ có thể có những hành động hoặc lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần khác nhau.
Vào thời điểm trước hè, trung bình mỗi tháng khoa Đơn nguyên - Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận khoảng 1 đến 2 trường hợp trẻ gặp các vấn đề liên quan đến hội chứng TIC thì thời gian gần đây cứ cách vài ngày lại có trẻ đến khám và điều trị bệnh lý này.

Theo các bác sỹ, có thể do trong thời gian được nghỉ hè trẻ xem ti vi, điện thoại, ipad hoặc chơi game quá nhiều. Khi đó mắt và thần kinh của trẻ luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng của hội chứng TIC.
Bác sỹ CK 1 Trịnh Thị Phương, Phụ trách khoa Đơn nguyên Tâm bệnh, bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá cho biết, bị rối loạn TIC nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, tình trạng diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ, như tự kỷ, trầm cảm, lo ngại, rối loạn tăng động giảm chú ý, khó ngủ, mất kiểm soát ngôn ngữ, nặng hơn có thể rối loạn tâm thần. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh và khắc phục sớm nếu con có những biểu hiện của hội chứng này.
Hội chứng TIC không phải căn bệnh nguy hiểm, nó sẽ biến mất hoàn toàn sau khi trẻ lớn, nhưng cũng có trường hợp đối mặt với nó đến khi trưởng thành. Do đó để phòng ngừa hội chứng này, các bậc cha mẹ nên quan tâm, hướng con em mình đến các hoạt động ngoài trời, tập thể nhằm giúp trẻ tránh xa những tác nhân có hại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.