ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Báo động thói quen tự dùng kháng sinh của người dân có thể nguy hại đến tính mạng

Những người mắc bệnh mãn tính, tiền sử đái tháo đường, gút mà tự điều trị bằng kháng sinh, khi có bệnh lý do vi khuẩn sẽ rất dễ kháng kháng sinh.

25/11/2020 14:34

Tình trạng kháng kháng sinh đã được ghi nhận ở nhiều tuyến y tế từ cơ sở đến trung ương. Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình có khoảng 40-60% ca chuyển tuyến đều đối mặt với tình trạng kháng kháng sinh. Tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nam (71 tuổi, Ninh Bình), có tiền sử đái tháo đường, gút vẫn đang ở trong tình trạng khá nguy kịch do kháng kháng sinh. Trước khi chuyển lên tuyến trên, bệnh nhân này có biểu hiện sốt, ho, khó thở và đã được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình điều trị viêm phổi. Tuy nhiên, sau 10 ngày, tình trạng của bệnh nhân vẫn không cải thiện, biểu hiện nhiễm trùng ngày càng nặng, kém đáp ứng kháng sinh nên được chuyển lên tuyến trên.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân đến viện trong tình trạng khá nặng, phải thở máy và sử dụng thuốc vận mạch hỗ trợ. Ở bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh mạnh nhưng tình trạng nhiễm trùng không cải thiện. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ phải làm kỹ thuật đặc biệt định danh vi khuẩn, đánh giá xem vi khuẩn có kháng kháng sinh không từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn. 

Bác sĩ Quân đang thăm khám cho bệnh nhân kháng kháng sinh đang điều trị tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Mai Thanh)
Bác sĩ Quân đang thăm khám cho bệnh nhân kháng kháng sinh đang điều trị tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Mai Thanh)

“Bệnh nhân nhiễm trùng nặng, viêm phổi, phụ thuộc máy thở nên chúng tôi đã lấy đờm bệnh nhân ra cấy xem có vi trùng kháng thuốc không. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật cao hơn như PCR đa mồi để tìm các mầm bệnh từ phổi. Sau đó đánh giá kháng sinh nào có thể giá trị cho bệnh nhân này”- BS Quân nói.

Cũng theo bác sĩ Quân, hiện nay tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị của người dân rất đáng báo động. Đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính, dễ nhiễm trùng như người có tiền sử đái tháo đường, gút, khi đã tự ý sử dụng kháng sinh điều trị nhiều, khi có bệnh lý do vi khuẩn sẽ rất dễ kháng kháng sinh. “Đối với kháng sinh khi chúng ta sử dụng càng rộng rãi thì vi khuẩn càng nhờn thuốc nên có xu hướng tăng kháng sinh lên, chi phí cũng tăng theo. Đối với bệnh nhân này, may mắn là loại kháng sinh phù hợp đang được bảo hiểm chi trả nên không quá tốn kém trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp này, để tránh lạm dụng kháng sinh, chúng tôi phải làm theo quy trình khoa học, có hội chẩn chuyên khoa với chuyên gia nhiễm trùng, kháng sinh cùng phối hợp để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân”- BS Quân cho biết. 

Tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. (Ảnh: Mai Thanh)
Tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. (Ảnh: Mai Thanh)

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Những năm trước, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chỉ gặp vài ca, nhưng đến nay, nhiều ca chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai khi được cấy vi khuẩn ngay từ lúc vừa mới tiếp nhận đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng nhiễm trùng tăng lên nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và tử vong do nhiễm trùng chứ không phải do bệnh lý lúc bệnh nhân nhập viện.

PGS Nguyễn Văn Chi cảnh báo, thói quen tự dùng kháng sinh đang gây nguy hại cho chính người bệnh. Bên cạnh đó, khi gặp vi khuẩn kháng thuốc cũng rất khó khăn cho bác sĩ trong quá trình đưa ra phác đồ điều trị. Việc dùng kháng sinh không đúng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc, làm người bệnh mất chi phí, mất cơ hội chữa bệnh tốt.

Các bác sĩ khuyến cáo chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình, điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

Minh Khánh/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sở Y tế Thanh Hoá chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt tại huyện Thạch Thành

Sở Y tế Thanh Hoá chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt tại huyện Thạch Thành

18:05 , 14/09/2024

Đoàn công tác của Sở Y tế Thanh Hoá vừa kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng bị ngập lụt của huyện Thạch Thành.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

07:00 , 14/09/2024

Sau mưa lớn gây ngập úng và sạt lở đất, vấn đề cần quan tâm là nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước tình hình đó, ngành y tế Thanh Hoá đã chủ động phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện, vật tư để thích ứng với các tình huống có thể xảy ra.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Phòng chống ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

06:45 , 14/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

06:30 , 14/09/2024

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

10:18 , 13/09/2024

Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

09:09 , 13/09/2024

Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

08:51 , 13/09/2024

Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

07:58 , 12/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

11:02 , 10/09/2024

Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

10:27 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.