Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt 52% kế hoạch
Từ ngày 25/8, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tạm dừng sản xuất để phục vụ bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất sau 4 năm chính thức đi vào vận hành thương mại. Với nỗ lực làm việc ngày đêm của gần 5.000 nhân sự của nhà máy và các nhà thầu chính, tính đến ngày 13/9, tiến độ bảo dưỡng tổng thể nhà máy đã đạt khoảng 52% kế hoạch, bám sát đường găng tiến độ đã đề ra.
Kỳ bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến kéo dài 55 ngày đêm kể từ ngày 25/8. Hiện nay, toàn bộ hơn 3.300 thiết bị của nhà máy đã được mở ra, đang trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
Vào thời gian cao điểm, tại phân xưởng RFCC – cracking xúc tác, một trong những hạng mục quan trọng nhất trong kỳ bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà thầu chính huy động khoảng 1.500 nhân lực, cùng với đó Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng bố trí gần 100 cán bộ thực hiện giám sát 24/7, tập trung vào các công việc có độ phức tạp cao như thay thế các lớp gạch chịu nhiệt, thay thế khớp giãn nở giữa 2 thiết bị tái sinh và vòng cấp khí, đảm bảo chất lượng, tiến độ và đặc biệt là tuyệt đối an toàn trong suốt quá trình bảo dưỡng nhà máy.
Ngoài phân xưởng RFCC, tiến độ tổng thể bảo dưỡng nhà máy còn phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động tại 2 phân xưởng quan trọng khác gồm thu hồi và sản xuất hydro HMU, phân xưởng phối trộn xăng thương phẩm CCR do liên danh nhà thầu Anh Phát – JML đảm nhiệm.
Để đáp ứng khối lượng công việc lớn, độ phức tạp cao trong khi yêu cầu tiến độ gấp rút, công tác chuẩn bị của nhà thầu đã được khởi động từ tháng 5/2022. Trong đó tập trung lập phương án thực hiện đối với từng phần việc theo từng ngày, tối ưu hóa thời gian sử dụng thiết bị máy móc, nhất là thiết bị cẩu sức nâng lên 800 tấn – lớn nhất nhà máy và ưu tiên lựa chọn nhân lực chất lượng cao với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm về bảo trì nhà máy lọc dầu.
Ông Senthil Kumar, Quản lý Dự án bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Liên danh nhà thầu Anh Phát – JML cho biết: "Hiểu được tầm quan trọng của dự án và trách nhiệm của tổng thầu, Công ty Anh Phát đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác đến từ Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Châu Âu với tổng số nhân sự được huy động lên đến 2.000 người. Cùng với sự chủ động chuẩn bị của chúng tôi, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn luôn sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo các phần việc chúng tôi tuân thủ các thông lệ sản xuất tốt nhất".
Không chỉ bố trí các không gian làm việc ngay trong hàng rào nhà máy, các nhà thầu còn chủ động bố trí các xưởng cơ khí bên ngoài nhà máy dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ cán bộ Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Với cách làm này, nhà thầu có thể triển khai nhiều nhóm bảo dưỡng nhiều thiết bị cùng lúc, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí bảo dưỡng. Ông Nguyễn Bá Tuấn, Quản lý Dự án bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Liên danh nhà thầu PTSC Thanh Hóa – Yuhan Tech cho biết: "Ban lãnh đạo dự án trực tiếp tham gia quản lý và theo dõi kế hoạch. Trong trường hợp kế hoạch bị chậm so với tiến độ, chúng tôi sẵn sàng tăng ca để đảm bảo bám sát kế hoạch đề ra. Về giám sát chất lượng, các thiết bị tháo ra cần phải dược đánh dấu, chụp hình để báo cáo và đánh giá tình trạng thiết bị. Khi bảo dưỡng xong, lắp ráp lại thì cũng phải giám sát để đảm bảo đúng theo quy chuẩn chất lượng".
Theo đánh giá của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, hiện các hạng mục bảo dưỡng đang được kiểm soát tốt cả về tiến độ, đảm bảo an toàn, quy định về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Do đó công tác quản trị, phòng ngừa rủi ro sẽ là "chìa khóa" đưa nhà máy cán đích bảo dưỡng đúng tiến độ trong thời gian còn lại.
Ông Lê Nguyễn Quốc Vinh, Giám đốc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết: "Để đảm bảo kiểm soát tốt công tác bảo dưỡng tổng thể và đạt được các chỉ tiêu về an toàn, chất lượng và tiến độ, chúng tôi bố trí đầy đủ lực lượng giám sát cho từng hạng mục thiết bị và hàng ngày, mỗi ca làm việc trước và sau đều thực hiện công tác kiểm soát, rà soát tiến độ với nhà thầu tại các vị trí công trường. Ban điều hành tiến hành họp giao ban với nhà thầu vào 9h sáng hằng ngày. Và mỗi ngày 2 lần, Hội đồng kỹ thuật sẽ họp để xem xét, ra quyết định xử lý đối với các vấn đề vướng mắc phát sinh. Tất cả các vấn đề trên công trường gần như luôn được xử lý gần như ngay lập tức. Song song đó, chúng tôi dự phòng nguồn lực cho bất kỳ tình huống phát sinh trong quá trình bảo dưỡng".
Với quá trình chuẩn bị kỹ càng trong hơn 2 năm qua cùng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tự tin triển khai thành công bảo dưỡng tổng thể theo kế hoạch đề ra. Dự kiến, một số phân xưởng công nghệ có thể khởi động lại từng phần từ ngày 7 – 9/10 tới, tạo đà cho việc vận hành ổn định trở lại nhà máy, từ đó đảm bảo sản lượng và nguồn cung xăng dầu cho thị trường như đã cam kết.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.