Báo nước ngoài mổ xẻ thành công cuộc gặp D.Trump và Thủ tướng Việt Nam
Các tờ báo khu vực và quốc tế ca ngợi sự nhạy bén trong ngoại giao kinh tế của Việt Nam qua chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump ra đón và bắt tay Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters. |
Fox Business đưa tin “Việt Nam khám phá các lựa chọn thương mại với Mỹ”. Fox Business dẫn lời các chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng thúc đẩy thương mại với Việt Nam còn mang lại lợi ích về an ninh cho nước Mỹ khi cả 2 cùng chia sẻ những quan ngại về sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.
Con số ấn tượng hàng tỷ USD
Hãng Reuters đưa tin “Tổng thống Trump ca ngợi thỏa thuận ‘tỷ đô’ với Việt Nam”. Hãng tin này cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi về thương mại với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm của ông đến Nhà Trắng ngày 31/5 và hoan nghênh hàng loạt thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng tỷ USD vừa ký cũng như việc làm mà những thỏa thuận này tạo ra.
“Họ (Việt Nam) vừa hoàn tất một đơn hàng lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá cao điều đó, vì nhiều tỷ USD, đồng nghĩa với việc làm cho nước Mỹ và các thiết bị vô cùng tốt cho Việt Nam”, Reuters dẫn lời ông Trump chia sẻ với báo giới ngay tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) Murray Hiebert nhận định rằng, trong khi hoan nghênh các thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Trump vẫn cho rằng chừng đó là “tốt nhưng chưa đủ”.
“Họ muốn Việt Nam đưa ra những ý tưởng để giải quyết tình trạng thặng dư [thương mại nghiêng về phía Việt Nam - ND] hiện nay”, Murray Hiebert nói.
Theo Reuters, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại lớn thứ 6 của Mỹ mà trong đó các sản phẩm bán dẫn và hàng điện tử khác xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng bên cạnh những mặt hàng truyền thống như giày dép, đồ gỗ, may mặc…
Tuy nhiên, Reuters cũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, 2 nền kinh tế Việt Nam và Mỹ bù đắp cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam cũng đang tăng rất nhanh.
Cơ hội của người đi đầu
Bangkok Post (Thái Lan) có bài bình luận “Việt Nam đặt chân trước cánh cửa của Trump”. Tờ báo này chỉ ra rằng, trong khi ông Trump cũng đã có lời mời với cả Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Tổng thống Philippines, đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Nam Á, ông Rodrigo Duterte, thăm Mỹ thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nước Đông Nam Á đầu tiên đặt chân trước cửa Nhà Trắng. Đây cũng là điều mà nhiều hãng tin như Reuters, CNN, BBC nhấn mạnh.
Tờ báo Thái Lan nhận định, cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rõ ràng mang lại lợi ích chính trị nhưng tin tốt cho Việt Nam là nó mang lại cả lợi ích kinh tế to lớn. Tờ báo nêu rõ, trong khi Trung Quốc vẫn là nước có thặng dư thương mại với Mỹ lớn nhất (347 tỷ USD/năm) thì Việt Nam cũng đã đạt đến con số 32 tỷ USD/năm, gấp đôi cả Thái Lan ở vị trí thứ 11 với 16 tỷ USD/năm.
Báo Thái Lan cho rằng, với việc Mỹ dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí với Việt Nam nhân chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama năm ngoái, mở đường cho Việt Nam mua 6 tàu tuần duyên mới đây, rất có thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đề nghị mua thêm tàu, tên lửa, xe tăng… và đây là một cách giảm thâm hụt thương mại trong tương lai giữa 2 bên cũng như tạo động lực cho kế hoạch thúc đẩy việc làm trong nước của Tổng thống Trump. Đó là một chiến lược “cùng thắng” rất dễ thuyết phục được ông Trump.
Báo Thái Lan cũng cho rằng các nước láng giềng ASEAN cần học hỏi từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ ra những nỗ lực ngoại giao đã khiến 2 quốc gia cựu thù có thể cải thiện quan hệ sau hơn 4 thập kỷ đóng băng.
Theo tờ báo này, chuyến thăm Mỹ thành công tốt đẹp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được đặt nền móng từ những nỗ lực rất sớm của Đại sứ Việt Nam tại Washington Phạm Quang Vinh, người đã tích cực tiếp cận đội ngũ của Tổng thống Mỹ từ năm ngoái.
“Là người đầu tiên gõ cửa, Việt Nam có tiếng nói ảnh hưởng đối với những vấn đề mình quan tâm”, Bangkok Post nhận định.
Theo bài báo, Việt Nam vốn ủng hộ nhiệt thành cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng nay khi tình hình thay đổi (Tổng thống Trump bỏ rơi TPP) thì có khả năng Việt Nam và Mỹ sẽ khởi động tìm kiếm 1 thỏa thuận thương mại song phương mới./.
Diệu Hương/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.