Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 30.000 đơn vị hiện vật được trưng bày theo tiến trình lịch sử. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số nổi bật tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ứng dụng tham quan 3D trên website và quét mã QR giúp du khách tham quan, tìm hiểu tư liệu, hiện vật một cách thuận tiện, đầy đủ nhất. Đáng chú ý, Bảo tàng tỉnh đã hoàn thành việc số hóa 3 bảo vật quốc gia gồm kiếm ngắn núi Nưa, trống đồng Cẩm Giang I và vạc đồng Cẩm Thủy, giúp du khách tiếp cận với các bảo vật ở không gian đa chiều, cùng những trải nghiệm siêu thực.
Theo Đề án "Đổi mới hoạt động Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030", trong giai đoạn 2023 - 2025, Bảo tàng tỉnh sẽ số hóa từ 10 - 15% hiện vật và tư liệu đang lưu giữ. Trong 5 năm tiếp theo, số hóa hiện vật, tư liệu đạt từ 20 - 30% tổng số lượng hiện vật... Qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị các sưu tập hiện vật tiêu biểu đặc sắc về vùng đất, lịch sử - văn hóa, con người tỉnh Thanh Hóa đến đông đảo công chúng, đưa Bảo tàng tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
22% các tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai và tận dụng các công nghệ AI
Công ty mạng và bảo mật Cisco vừa công bố báo cáo mới về Chỉ số sẵn sàng AI năm 2024.
Tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 36 tỷ USD
Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 9, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Thanh niên xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
20 triệu thanh niên Việt Nam sẽ được dạy kỹ năng livestream
Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức truyền thông số (Hội Truyền thông số Việt Nam) đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam (Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) và các đối tác công bố “Chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế số - đồng hành cùng trách nhiệm xã hội”.
Thanh Hoá có trên 4.300 tổ công nghệ số cộng đồng
Chuyển đổi số cần bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm. Với phương châm này, các tổ công nghệ số cộng đồng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập và hoạt động hiệu quả nhằm đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, từng người dân nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới
Ngày 11/11, cục Quản lý xuất nhập cảnh ra mắt Cổng thông tin cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài tại địa chỉ thithucdientu.gov.vn, song song với trang web evisa.xuatnhapcanh.gov.vn hiện tại.
Quy tắc “6 không” trong bảo vệ người dùng an toàn trên không gian mạng
Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo qua mạng áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Do vậy, mỗi người dân cần nắm được quy tắc “6 không” bao gồm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.
Hơn 82% hộ gia đình Việt Nam đã có Internet cáp quang băng rộng
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 10 năm 2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đã đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng là 82,3%, tăng hơn 2% so với thời điểm tháng 2/2024. Đây là thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu xây dựng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.