Bảo tàng trà đầu tiên ở Việt Nam
Cách trung tâm TP Ðà Lạt (Lâm Ðồng) hơn 20 km, nằm ở độ cao 1.650 m so với mực nước biển, trên nền nhà máy sản xuất chè cổ xưa của Ðông - Nam Á, Bảo tàng Trà cổ Cầu Ðất Farm là không gian nghệ thuật sắp đặt thú vị gắn với câu chuyện về thương hiệu trà Cầu Ðất gần 100 năm tuổi.
Là vùng chè nổi tiếng của tỉnh Lâm Ðồng, Cầu Ðất nằm ở độ cao lý tưởng với khí hậu mát lạnh quanh năm, sương mù che phủ, nơi có những đồi chè xanh bạt ngàn với những búp chè mơn mởn. Năm 1927, người Pháp đã xây dựng nhà máy chè đầu tiên ở Ðông - Nam Á, đặt tên là Sở chè Cầu Ðất và đưa công nghệ chế biến chè đến đây. Sau này, nhà máy được chuyển đổi mục đích sử dụng, đổi tên thành Cầu Ðất Farm. Toàn bộ khu nhà xưởng, thiết bị máy móc, công cụ và dàn máy làm trà gần 100 năm tuổi cùng những hiện vật làm trà nguyên bản... được giữ nguyên để phục vụ cho ý tưởng xây dựng bảo tàng trà đầu tiên ở Việt Nam. Sau hơn ba năm ấp ủ, đầu năm 2021, Bảo tàng Trà cổ Cầu Ðất Farm chính thức đi vào hoạt động với mong muốn lưu giữ một phần lịch sử hình thành của Ðồi chè Cầu Ðất, đồng thời tái hiện toàn bộ những thăng trầm cũng như kinh nghiệm làm trà qua suốt 100 năm của người dân nơi đây.
![]() |
Ðiểm nhấn của bảo tàng là nghệ thuật sắp đặt sử dụng không gian, âm thanh, ánh sáng khiến bảo tàng trở thành một tác phẩm nghệ thuật, tạo hiệu ứng với du khách. Ðến tham quan bảo tàng, du khách được tìm hiểu về cây chè thông qua sáu không gian riêng biệt, mỗi không gian kể một nội dung liên quan cây chè. Phòng Tinh hoa 1.650 m, tái hiện đồi chè Cầu Ðất quanh năm ẩn mình trong sương mờ, toàn bộ những thăng trầm lịch sử, kinh nghiệm làm trà 100 năm của người dân nơi đây thông qua chín vi-đê-ô kích thước lớn được trình chiếu trên không gian tường. Người xem sẽ bước vào căn phòng ngập tràn hình ảnh, âm thanh của thiên nhiên và con người Cầu Ðất ở độ cao 1.650 m.
Phòng Chiếc hộp lịch sử lưu giữ những hiện vật làm trà có bề dày lịch sử của nhà máy trà cổ, những cỗ máy phủ bụi thời gian như máy sấy làm khô chè, máy nghiền, ống dẫn nhiệt hệ thống chè, hệ thống quạt thông hơi, máy sàng liên hợp, cân tiểu ly… Ðiểm thú vị trong không gian bảo tàng là phòng số 3 với tên gọi 1 tôm 2 lá, gồm các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt kết hợp ánh sáng và các khối trà quy mô lớn, tạo xúc cảm về thính giác và xúc giác. Hơn 100 khối trà được tạo nên từ 350 kg trà xanh, trà đen và trà ô long chia thành ba khu vực riêng biệt, cùng hàng nghìn sợi cước lóng lánh tựa sợi mưa kết nối loạt đèn mây bồng bềnh tạo ánh sáng ấm áp, mơ hồ và hư ảo, mô tả không gian đồi núi trập trùng và sương mây của Cầu Ðất.
Trên bức tường ngang của bảo tàng có bảy bức tranh mô phỏng công đoạn làm trà tại Cầu Ðất được tái hiện theo ngôn ngữ tạo hình trong trẻo, giản dị. Ðiểm đặc biệt là chất liệu chính sử dụng cho loạt tranh này, từ mầu nhuộm toan tới mầu vẽ đều được lấy từ đất của đồi trà và lá trà Cầu Ðất. Mỗi bức tranh được bồi xuyết bởi hàng trăm tấm giấy cá, loại giấy đặc biệt được làm từ gạo mà người dân làng chài miền trung sử dụng để bảo quản cá sau khi kéo lưới đánh bắt. Phòng số 4 kể câu chuyện người làm trà với những dụng cụ đã từng gắn bó với nghề làm trà trước đây. Các nghệ sĩ đã sử dụng những ô cửa gỗ của kho chứa trà cũ, qua đó kể lại chuyện làm trà của Cầu Ðất Farm qua bao nhiêu thế hệ. Phòng số 5 Nhìn ra thế giới trà, du khách sẽ được trải nghiệm các nền văn hóa trà đa dạng trên thế giới, tìm hiểu rõ hơn hành trình của những lá chè tươi từ lúc thu hái đến khi ra thành phẩm. Phòng số 6 là không gian thưởng lãm ở Cầu Ðất Farm. Du khách trải nghiệm những tách trà xanh, trà đen và trà ô long được pha bởi bàn tay nghệ nhân, mà ở đó, người trồng trà, pha trà cảm nhận trà bằng các giác quan.
Đưa nghệ thuật để tạo nên không gian sống động thông qua những thước phim, tư liệu, hình ảnh, hiện vật, Bảo tàng Trà cổ Cầu Ðất Farm đã tái hiện lịch sử, con người, quy trình chế biến trà cũng như các sản phẩm mang thương hiệu trà Cầu Ðất. Không chỉ là điểm đến thú vị cho du khách tham quan và trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử phát triển, kỹ thuật làm trà, trồng trà, bảo tàng đang góp phần lưu giữ, trưng bày và bảo tồn những giá trị lịch sử của đồi chè Cầu Ðất.
Theo NGỌC LIÊN/Nhân dân
Đọc thêm

Gần 60 triệu lượt khách qua cảng hàng không trong nửa đầu năm 2025
6 tháng đầu năm 2025, sản lượng hành khách qua các cảng hàng không trên cả nước đạt gần 60 triệu lượt, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đón gần 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với cùng kỳ , đạt 65,6% kế hoạch năm 2025.

Ra mắt cuốn sách lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 - 2024
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách "Lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 – 2024".

Bản tin Du lịch 26/6: Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố
Bản tin Du lịch 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Diễn đàn Quốc gia 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong Công nghiệp Văn hóa và Du lịch Việt Nam”. - Gần 60 triệu lượt hành khách qua các sân bay Việt Nam trong 6 tháng đầu năm - Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

Gấp rút hoàn thành Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Thanh Hoá
Chính thức khởi công vào trung tuần tháng 5 năm 2024, sau hơn 1 năm, Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP.Thanh Hoá đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.

Thanh Hoá đón gần 10,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm
Chiều 24/6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị đánh giá công tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Khai mạc trại sáng tác văn học trẻ năm 2025
Sáng ngày 23/6, tại thị trấn Hậu Lộc, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác văn học trẻ năm 2025.

Khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển
Ngày 23/6, tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân đã tổ chức lễ khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP là thúc đẩy phát triển các ngành nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trải nghiệm đã và đang là hướng đi bền vững mà một số chủ thể lựa chọn.

Thanh Hoá sôi động các sự kiện hè 2025
Mùa du lịch hè 2025, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sức hút mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và trải nghiệm du lịch đặc sắc diễn ra tại nhiều địa phương. Sự phong phú về sản phẩm cùng cách tổ chức linh hoạt của nhiều tổ hợp nghỉ dưỡng và khu du lịch quy mô lớn đã và đang đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn, sôi động hàng đầu mùa hè này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.