Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc
Với lời ca trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của nét văn hóa ấy.
Chị Lê Thị Hương, ở thôn Minh Nguyên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc được xem là một trong những nghệ nhân thuộc thế hệ trẻ "tiếp lửa" hát ru Mường của vùng đất Châu Ngọc. Từ việc gắn bó với những khúc hát ru truyền thống trong suốt thời thơ ấu, bằng tình yêu với làn điệu hát ru của đồng bào mình, chị Hương đã không ngừng học hỏi, sưu tầm các làn điệu hát ru, đồng thời nâng cao năng lực trình diễn của mình và truyền dạy cho lớp trẻ.
Nghệ nhân ưu tú Lê Thị Hương, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Giá trị của hát ru Mường là lời ru tha thiết của người mẹ, người bà, mong muốn con mình được lớn lên trong vòng tay yêu thương, trong vành nôi để các con trưởng thành và khôn lớn nên người".
Năm 2022, UBND huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, tổ chức khảo sát bảo tồn, phát huy giá trị hát ru Mường trên địa bàn huyện. Qua các nghệ nhân, người có uy tín trong bản làng như chị Hương, nhiều tư liệu quý giá về hát ru Mường đã được ghi chép, thu thập lại. Đến tháng 8 năm 2024, hát ru Ún của người Mường Ngọc Lặc chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ông Phạm Đình Cường, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Việc được đưa danh mục hát ru của dân tộc Mường Ngọc Lặc vào Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia sẽ giúp cho việc quản lý bảo tồn, phát huy giá trị hát ru Mường được tốt hơn. Đồng thời, giúp đồng bào được hưởng thụ nền văn hóa tốt đẹp của địa phương mình, góp phần đưa văn hóa của người Mường Ngọc Lặc làm đa dạng nền văn hóa chung của dân tộc".
Nghệ thuật trình diễn Ru Ún (hát ru) của người Mường huyện Ngọc Lặc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là tín hiệu vui cho thấy những nỗ lực, cố gắng của địa phương bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được ghi nhận; đồng thời mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho huyện Ngọc Lặc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung
Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.
Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025
Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.
Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.