Bất ngờ "dính" nghi án mua bán trái phép hoá đơn, cổ phiếu Vinaconex lập tức mất giá
Trước phiên giao dịch hôm nay (25/7), cổ phiếu VCG của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã phải chịu sức ép do thông tin ông Nguyễn Xuân Đông - Tổng giám đốc Vinaconex bất ngờ bị cơ quan công an triệu tập.
Ông Nguyễn Xuân Đông là người đại diện pháp luật của Vinaconex nên được triệu tập để xác minh vụ án mua bán trái phép hoá đơn, làm giá con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Hà Nội .
Thông tin ban đầu cho thấy toàn bộ số hóa đơn liên quan đến giao dịch giữa Vinaconex với các đối tượng trong danh sách công ty/đơn vị theo yêu cầu của cơ quan chức năng được thực hiện trước thời điểm cổ đông Nhà nước hoàn tất việc thoái vốn tại tổng công ty này.
Với bối cảnh nói trên, cổ phiếu VCG đã lập tức mất giá ngay khi vừa bước vào phiên giao dịch sáng. Mã này đã có lúc giảm mạnh về 25.500 đồng trước khi đi ngang và hồi phục lên mức giá 25.800 đồng vào trưa này, tạm ghi nhận mất 1,9% giá trị.

Nhấn để phóng to ảnh
Diễn biến giá cổ phiếu VCG sáng nay cho thấy, cổ phiếu này tuy có lúc bị bán mạnh song vẫn có lực cầu "đỡ giá" và giao dịch giằng co
Có thể nói, nội bộ Vinaconex trở nên rối ren và phức tạp sau khi cổ đông Nhà nước với đại diện là SCIC và Viettel rút toàn bộ vốn hồi năm ngoái.
Cuối năm 2018, An Quý Hưng gây chú ý khi chi ra gần 7.400 tỷ đồng để mua chọn lô cổ phần 57,71% vốn điều lệ Vinaconex từ SCIC. Hai tổ chức còn lại nắm giữ phần lớn cổ phần ở Vinaconex là Cường Vũ (21,28%) và Star Invest (7,57%). Ông Nguyễn Xuân Đông (sinh năm 1966) là người sáng lập Công ty TNHH An Quý Hưng, cổ đông lớn nhất hiện tại của Vinaconex.
Sau khi An Quý Hưng trở thành cổ đông lớn nhất, ngày 13/12/2018, ông Nguyễn Xuân Đông đã được HĐQT Vinaconex bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với thời hạn kéo dài 5 năm. Sau đó, tại đại hội đồng cổ đông bất thường của tổng công ty này diễn ra tháng 1 vừa qua, ông Đông tiếp tục được bầu vào nắm giữ vị trí thành viên HĐQT Vinaconex nhiệm kỳ 2018-2023.
Tuy nhiên, tình trạng tranh chấp xảy ra giữa các nhóm cổ đông đã dẫn đến việc phải tìm đến phân định của toà án trong việc xem xét tính hợp pháp của Nghị quyết ĐHĐQT bất thường hồi tháng 1 cũng như hiệu lực hoạt động của HĐQT Vinaconex sau khi xáo trộn nhân sự. Kết quả là tạo nên sự gián đoạn nhất định đến kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên của tổng công ty này.
Trở lại với thị trường chứng khoán, các chỉ số khởi động phiên giao dịch sáng nay khá thuận lợi. Ngoại trừ diễn biến giằng co tại UPCoM và chỉ số này giảm nhẹ thì hai sàn cơ sở đều tăng điểm: VN-Index tăng 5,1 điểm tương ứng 0,52% lên 993,51 điểm và HNX-Index cũng tăng 0,42 điểm tương ứng 0,4% lên 106,86 điểm.
Dù vậy, xét trên quy mô thị trường thì số mã - tăng giảm lại không có sự chênh lệch. Tổng cộng có 268 mã giảm giá và 23 mã giảm sàn đồng thời cũng có 268 mã tăng và 33 mã tăng trần.
Diễn biến tăng giá tích cực của chỉ số chính sáng nay chủ yếu nhờ vào lực kéo của hai “đầu tàu” là VIC và VHM, cũng là hai mã có vốn hoá lớn nhất thị trường thời điểm hiện tại. VIC đóng góp 2,57 điểm cho VN-Index và VHM đóng góp 1,28 điểm.
Bên cạnh đó, thị trường cũng nhận được hỗ trợ của BID, HPG, VCB, VRE… và ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến giảm tại VNM, ROS, BVH, PLX, VPB.
Thanh khoản cầm chừng, phần nào phản ánh được sự thận trọng của giới đầu tư khi VN-Index đang ở trong ngưỡng quan trọng (990 điểm). Trên HSX có 81,5 triệu cổ phiếu được giao dịch tương ứng giá trị giao dịch đat 1.777,59 tỷ đồng và con số này trên HNX là 11,53 triệu cổ phiếu tương ứng 185,76 tỷ đồng.
Bích Diệp/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.