Bé trai mọc khối u khổng lồ ở đùi do lỗi của mẹ khi mang bầu
Bé Long sinh ra khoẻ mạnh nhưng đùi trái xuất hiện khối u lớn, to như quả bóng, chiếm toàn bộ đùi sau, mặt ngoài.
BS Vũ Hoàng, khoa Chỉnh hình nhi, BV Nhi TƯ cho biết, bệnh nhi Nguyễn Thế Long, 20 tháng tuổi, ở Thanh Hóa được gia đình đưa đến khám khi khối u ở đùi trên trái đã rất lớn, kích cỡ 5,3x16x17cm.
Mẹ bé cho biết, lúc sinh ra cháu vẫn khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác, duy trên đùi trái xuất hiện một khối u và cứ lớn theo từng ngày.
Bệnh nhi được chụp cộng hưởng từ để đánh giá khối u. Bác sĩ kết luận, bé Long có khối u bạch huyết nằm ở toàn bộ mặt sau cơ đùi trái, nếu không phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động.
![]() |
Khối u kích cỡ lớn trên đùi trái bé trai |
Ca mổ kéo dài suốt 3 tiếng, khối u được bóc tách thành công đồng thời bác sĩ tiêm xơ làm giảm nguy cơ tái phát. Do khối u kích cỡ lớn, sau khi nạo vét, bác sĩ phải tạo hình lại vạt da cơ đùi sau, giúp hình thể đùi gọn lại.
TS.BS Hoàng Hải Đức, Trưởng khoa Chỉnh hình nhi, BV Nhi TƯ đánh giá, đây là một phẫu thuật phức tạp do thời gian gây mê lâu, phẫu tích khối u nằm trong cơ đùi gần thần kinh hông to thần kinh đùi, bệnh nhân dễ mất máu, mất dịch thể.
Theo TS Đức, u bạch huyết là dị tật của hệ thống bạch huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí của cơ thể, tuy nhiên 90% xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi và hay gặp ở đầu, cổ.
U bạch huyết có thể bị từ khi còn bé (bẩm sinh) hoặc mắc phải sau chấn thương gây viêm, tắc nghẽn hệ bạch huyết.
Trường hợp của bé Long thuộc dạng u bạch huyết bẩm sinh và có thể chẩn đoán trước sinh, trong thời kỳ bào thai, qua siêu âm thai.
Nguyên nhân trực tiếp của u bạch huyết là sự tắc nghẽn của hệ thống bạch huyết từ thời kỳ bào thai, được cho là gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm: Mẹ sử dụng rượu và nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.
Dấu hiệu phát hiện u bạch huyết
TS Đức cho biết, u bạch huyết gồm 3 dạng, các triệu chứng biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của các mạch bạch huyết bất thường.
U bạch huyết dạng mao mạch thường thấy ở bề mặt da, thường là do bất thường về cấu trúc mạch bạch huyết, tổn thương là những cụm mụn nhỏ có màu từ hồng đến đỏ sẫm. Tổn thương lành tính và chỉ cần điều trị khi ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều.
U bạch huyết dạng hang thường thấy ngay từ khi mới sinh, đôi khi cũng gặp ở lứa tuổi lớn hơn. Tổn thương thường nằm sâu dưới da và tạo khối lồi lên bề mặt da, hay gặp ở vùng cổ, lưỡi, môi. Kích thước có thể từ vài mm đến vài cm.
U bạch huyết dạng nang có thể được phân loại thành các nhóm nang nhỏ, nang lớn, loại hỗn hợp tùy theo kích thước của u nang. U bạch huyết dạng nang nhỏ: bao gồm nhiều nang và thể tích mỗi nang nhỏ hơn 2 cm3. U bạch huyết dạng nang lớn bao gồm nhiều nang và thể tích mỗi nang lớn hơn 2cm.
Các tổn thương u bạch huyết thường không gây đau hoặc đau nhẹ. Trong một số trường hợp tổn thương u bạch huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động nhất là khi khối u to ở chân hoặc tay.
Bệnh cũng có thể gây ra chảy máu nhỏ, viêm mô tế bào tái phát và rò rỉ dịch bạch huyết.
Nếu u bạch huyết dạng nang có kích thước lớn ở vùng cổ có thể gây khó nuốt, các rối loạn hô hấp và nhiễm trùng.
Sau khi cắt bỏ u, các biến chứng sau khi phẫu thuật cắt bỏ nang bạch huyết có thể gặp là tổn thương các cấu trúc cơ quan vùng cổ, nhiễm trùng và bệnh tái phát.
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Thúy Hạnh/ vietnamnet.vn
Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.