Đường dây nóng: 0237 3721150

Bệnh đau vùng cổ, vai gáy ngày càng trẻ hóa

Bệnh đau cổ, vai gáy không phải là căn bệnh hiếm gặp và hiện xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đây là nhóm bệnh có liên quan đến hệ thống cơ - xương - khớp - mạch máu vùng vai, gáy, gây ra co cứng và đau rút cục bộ. Hiện nay, bệnh đau cổ, vai gáy đang ngày càng trẻ hóa, xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là ở nhóm những người làm văn phòng.

Kim Dung – Thanh Tùng

06/04/2024 09:42

 

Bị thoái hoá đốt sống cổ, anh Phạm Lê Khôi, 23 tuổi phải nhập viện sau khi bệnh gây chèn ép dây thần kinh làm liệt 1 cánh tay. Trước đó, thỉnh thoảng anh cảm thấy những cơn đau nhức mỏi thông thường và căng cứng cổ. Anh Phạm Lê Khôi ở huyện Thọ Xuân cho biết: "Tôi là nhân viên văn phòng, do ngồi máy tính nhiều nên bị đau mỏi vai gáy dẫn đến tình trạng tê liệt 1 cánh tay. Một tuần nay, tôi phải uống thuốc tây, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu". 

Bệnh đau vùng cổ, vai gáy ngày càng trẻ hóa- Ảnh 1.

Theo các bác sỹ, đau cổ, vai gáy là tình trạng rối loạn cơ xương rất phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân của nhóm bệnh này. Thường gặp nhất là do các bệnh lý thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, căng cứng cơ cấp do vận động sai tư thế, vận động quá mức hoặc do thay đổi thời tiết… Người mắc bệnh đau cổ, vai gáy ở nhiều độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh này đang tăng dần ở người trẻ làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, mắc nhiều nhất là những người làm văn phòng do thường xuyên ngồi làm việc trong nhiều giờ, cúi nhiều và đa số xuất phát từ những triệu chứng đau mỏi vai gáy thông thường.

Thạc sỹ Y học Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng An Bình Hưng, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Trước đây, khối văn phòng, khối hành chính sự nghiệp tỷ lệ ít, hiện nay tình trạng đến khám bệnh càng ngày càng nhiều. Tại bệnh viện chiếm 25% bệnh cổ gáy là người trẻ, so với người già thì trẻ hoá nhiều". Bác sỹ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Thạo, Phó Trưởng Khoa Đông y - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh, thành phố Thanh Hoá cũng cho biết: "Các bệnh lý về hội chứng cổ vai gáy tại khoa chiếm tầm 30 - 40% và độ trẻ hoá ngày càng nhiều ở khối làm việc văn phòng, giáo viên và công nhân".

Bệnh đau vùng cổ, vai gáy ngày càng trẻ hóa- Ảnh 2.

Nhiều người bệnh thường chủ quan với các biểu hiện như: đau một bên cổ, cứng vùng sau gáy, nhức mỏi vai, bởi đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng như: teo cơ, tàn phế…

Hiện nay, tại tỉnh Thanh Hoá, các bệnh viện công lập và hệ thống các bệnh viện tư nhân đều có các khoa, phòng khám và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền một cách bài bản kết hợp với phục hồi chức năng. Không ít bệnh nhân đau cổ, vai gáy sau một thời gian dài điều trị bằng y học hiện đại không có kết quả, đã chuyển sang áp dụng phương pháp y học cổ truyền để điều trị và cho kết quả khả quan. Bác sỹ cao cấp Bùi Xuân Độ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thành phố Hà Nội đánh giá: "Tại Thanh Hoá, tôi thấy nhiều người đã được phát hiện và điều trị khỏi bệnh. Việc kết hợp giữa y học cổ truyền, đông y, tây y, kết hợp với phương pháp kéo dãn, bấm huyệt làm hoạt hoá các dây thần kinh, hoạt hoá các mạch máu. Nếu bệnh nhân bị thoái hoá thì giảm quá trình, hoặc dừng lại và hồi phục dần dần".

Bệnh đau vùng cổ, vai gáy ngày càng trẻ hóa- Ảnh 3.

Các bác sỹ khuyến cáo, việc khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh đau cổ, vai gáy giúp người bệnh đạt hiệu quả tối ưu về sức khoẻ, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 6/4/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

18:10 , 01/07/2025

Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

08:25 , 01/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

21:58 , 30/06/2025

Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

21:36 , 30/06/2025

Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

07:20 , 30/06/2025

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

08:04 , 29/06/2025

Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

14:12 , 28/06/2025

Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

14:10 , 28/06/2025

Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025

10:33 , 28/06/2025

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ

14:01 , 26/06/2025

Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.