Bệnh hô hấp ở Trung Quốc không phải là bệnh lạ
Tại Trung Quốc, từ tháng 10/2023, số người mắc các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em gia tăng đột biến. Liên quan đến vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chưa phát hiện mầm bệnh mới hay biểu hiện lâm sàng bất thường liên quan đến các ca bệnh đường hô hấp đang gia tăng tại Trung Quốc. Tại Thanh Hoá, thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhi mắc bệnh lý hô hấp cũng gia tăng mạnh song không phải là bất thường so với cùng kỳ mọi năm.
Hiện nay, cả 3 khoa chủ lực điều trị các bệnh đường hô hấp của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đều đang trong tình trạng quá tải. Riêng khoa Hô hấp đang điều trị cho hơn 130 bệnh nhân, tăng khoảng 30% so với thời điểm trước tháng 11.
Các bác sỹ cho biết, năm nào cũng vậy, bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp thường tăng mạnh khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh. Cơ cấu bệnh lý không có bất thường.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân - Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: "Các bệnh chủ yếu vẫn là viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Chúng tôi thực hiện các xét nghiệm thì nguyên nhân gây bệnh hô hấp vẫn là các virus như: virus cúm, virus hợp bào hô hấp...".
Tại một số bệnh viện tuyến huyện cũng ghi nhân sự gia tăng mạnh bệnh lý về hô hấp ở trẻ. Theo các bác sỹ, đường hô hấp của trẻ thường dễ bị virus tấn công khi thời tiết thay đổi do sức đề kháng của trẻ còn yếu.
Bác sỹ Lê Thu Phương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Để phòng chống những bệnh hô hấp thì phụ huynh ở nhà nên chủ động vệ sinh mũi họng cho trẻ, nên giữ ấm và tiêm phòng đủ liều cho trẻ".
Các bác sỹ khuyến cáo, trẻ nhỏ mắc bệnh thường dễ diễn biến nặng và khó lường. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh nên theo dõi sát sức khỏe của trẻ, khi có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách và kịp thời.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.