Bệnh nhân mắc lao ngày càng trẻ hóa
Tại Thanh Hóa, trước đây, bệnh lao thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
2 quý đầu năm 2023, Bệnh viện Phổi Thanh Hóa tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân lao; trong đó có tới gần 350 bệnh nhân dưới 45 tuổi. Đáng lo ngại, không ít bệnh nhân mắc lao ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.


Bác sỹ Lê Quang Quân, Phụ trách khoa Ngoại 2, Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bác sỹ Lê Quang Quân, Phụ trách khoa Ngoại 2, Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong ngày, chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân lao 20 tuổi. Tháng trước có cả bệnh nhân 15, 16 tuổi. Có những bệnh nhân phát hiện muộn, bệnh đã nặng".
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, năm 2021, số bệnh nhân mắc lao ở độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm hơn 38%. Năm 2022, tỷ lệ này đã tăng lên gần 42%. Người mắc bệnh lao ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, giới trẻ vẫn chưa thật sự quan tâm đến căn bệnh này.

Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ai cũng có thể mắc bệnh lao. Những người trẻ tuổi có sức khỏe thường dễ bỏ qua những triệu chứng ban đầu của bệnh. Điều này Khiến người bệnh không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều di chứng, thậm chí đe dọa tính mạng; và làm lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
Do vậy, nếu có một trong các triệu chứng như: sút cân nhanh, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi trộm ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở… ho ra máu, người dân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời, đúng phác đồ. Người dân cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc bệnh lao.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.

Các chuyên gia lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, cao gấp 4,4 lần so với số ca tử vong do HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cộng lại. Các chuyên gia lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, nhất là do vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, rất cần đẩy mạnh việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.

Cảnh báo nguy cơ bệnh dại gia tăng bởi thời tiết nắng nóng
Thời gian gần đây, trên cả nước liên tục ghi nhận những trường hợp bị chó tấn công gây thương tích. Theo ngành y tế, khi bắt đầu nắng nóng, bệnh dại có nguy cơ bùng phát mạnh.

Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận 16 ca mắc sốt xuất huyết, rải rác ở 12 trong tổng số 26 huyện, thị, thành phố, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên hiện nay, mùa hè bắt đầu với thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, nên dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ có xu hướng gia tăng. Do đó, công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa dịch là rất quan trọng.

Đại hội Chi bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Ngày 12/4, Chi bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Bệnh sởi tại Việt Nam đã được kiểm soát, có xu hướng chung giảm
Bộ Y tế cho biết, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine, bệnh sởi ở nước ta đã được kiểm soát và có xu hướng chung giảm. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng dự báo, dịch sởi chưa dừng lại, vì vậy cần hết sức thận trọng để chủ động khống chế. Giải pháp hữu hiệu nhất là bao phủ bằng tiêm chủng vaccine phòng sởi.

Cảnh báo nguy hiểm tai nạn thương tích ở trẻ em
Từ đầu năm đến nay, Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình - thẩm mỹ- bỏng, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận gần 800 trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó nhiều trường hợp thương tích nặng. Các bác sĩ cảnh báo, tai nạn thương tích đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những ảnh hưởng trầm trọng cả về sức khỏe và về tinh thần cho trẻ em.

Các địa phương đã tiêm vaccine sởi đạt trên 95%
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng sởi, tính đến hết ngày 3/4, các địa phương đã triển khai tiêm vaccine này đạt 95,2%.

Cảnh báo tình trạng trẻ em bị chó cắn
Chỉ trong một tháng qua, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 5 trẻ em bị chó tấn công gây chấn thương nghiêm trọng. Điều đáng nói là phần lớn các em bị chó nhà nuôi cắn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.