Bệnh nhân ung thư ác tính được chữa trị thành công nhờ ghép tế bào gốc
Ngày 3/4, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức chương trình chúc mừng thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị cho bệnh nhân u lympho không hodgkin đầu tiên tại miền Trung.
Bệnh nhân Ngô Hoàng Ny (SN 1996, trú tại Thăng Bình, Quảng Nam) không may mắc bệnh u lympho không hodgkin giai đoạn IIA từ tháng 2/2010. Sau khi được hóa trị 8 chu kỳ theo phác đồ CHOP (Cyclophosphamide, Doxorubicin, Vincristin, Prednisolon), bệnh nhân đạt được lui bệnh hoàn toàn và tái khám đều đặn tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Sau hơn 10 năm theo dõi, đến tháng 9/2020 bệnh của bệnh nhân Ny tái phát trở lại với tình trạng xuất hiện nhiều hạch vùng cổ phải. Bệnh nhân đã được Trung tâm Ung Bướu và Trung tâm Huyết học truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.
Qua 2 đợt điều trị tái tấn công theo phác đồ ICE (Ifosfamid, Etoposid, Carboplatin), Bệnh viện đánh giá lại bệnh nhân đạt lui bệnh hoàn toàn nên đã được huy động và thu tế bào gốc tạo máu tự thân đủ liều để ghép, bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -196 độ C.
Ngày 11/3/2021, bệnh nhân được điều kiện hóa trị bằng phác đồ LEED (Melphalan, Etoposide, Cyclophosphamide, Dexamethasone), sau đó tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu tự thân vào ngày 15/3/2021.
Ngày 3/4, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục sức khỏe và được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện về với gia đình.
Theo GS.TS. Phạm Như Hiệp- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đây là bệnh nhân u lympho không hodgkin đầu tiên tại miền Trung được điều trị theo phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Thành công này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bệnh nhân khác trong tương lai.
U lympho ác tính là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó u lympho không hodgkin chiếm trên 70%. Hiện nay, u lympho không hodgkin là bệnh ác tính thuộc nhóm có chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu tự thân trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh tái phát nhằm mang lại cơ hội kéo dài thời gian lui bệnh cũng như thời gian sống thêm cho bệnh nhân.
Được biết, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân để điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ác tính như lơ-xê-mi cấp dòng tủy, đa u tủy xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, u nguyên bào thần kinh. Trong tương lai, các trung tâm trong Bệnh viện sẽ đẩy mạnh phối hợp phát triển kỹ thuật cao, trong đó sẽ triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính.
Đại Dương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.