Bệnh suy thận - Nguyên nhân và cách phòng tránh
Suy thận là bệnh khá nguy hiểm, người bị suy thận nếu không sớm có biện pháp can thiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nặng nề, trong đó có tử vong. Vì vậy, người dân nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi triệu chứng, xác định nguyên nhân để phòng tránh, kiểm soát bệnh kịp thời.
Cách đây 10 năm, chị Vũ Thị Thảo, huyện Triệu Sơn được chẩn đoán bị suy thận, sau một thời gian, bệnh ngày càng tiên lượng xấu khi chuyển sang suy thận mạn giai đoạn cuối. Để kéo dài thời gian sống, mỗi tuần chị Thảo phải lọc máu 3 lần.

Từ khi phát hiện bị bệnh, bản thân chị và gia đình đã phải cố gắng chạy vạy nhiều nơi để chữa trị. Vì vậy, kinh tế gia đình vốn đã khó khăn lại càng khó khăn gấp bội. Không chỉ mình trường hợp của chị Vũ Thị Thảo, hiện tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh đang tiếp nhận khoảng 150-160 bệnh nhân suy thận lọc máu chu kỳ tại bệnh viện, đa số những bệnh nhân này đến từ những vùng sâu, vùng xa của tỉnh và có hoàn cảnh khá khó khăn.

Chị Vũ Thị Thảo, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Vũ Thị Thảo, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi thường cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe ngày một yếu nên sau khi đi khám được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối. Hiện giờ phải lọc máu điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ".
Bệnh suy thận là tình trạng chức năng hoạt động của thận giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Suy thận đôi khi chỉ là tạm thời và phát triển nhanh (cấp tính) nhưng có khi là tình trạng mạn tính và ngày càng chuyển biến xấu hơn. Thống kê tại Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh, chỉ tính riêng bệnh suy thận mạn tính, mỗi tháng có khoảng 5-10 trường hợp phát hiện mới và khoảng 40-50 bệnh nhân suy thận mạn tính chưa điều trị thay thế chức năng thận.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường bệnh nhân suy thận sẽ có một số biểu hiện như: Giảm lượng nước tiểu, phù mắt cá chân, bàn chân, khó thở không rõ nguyên nhân, đau hoặc cảm thấy nặng ngực, mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn dai dẳng, sụt cân, co rút cơ (đặc biệt là ở chân), co giật, hôn mê, thiếu máu…

Tuy nhiên, các triệu chứng suy giảm chức năng ở thận khi mới hình thành thường không có triệu chứng đặc hiệu. Do đó, rất nhiều trường hợp người mắc bệnh suy thận không được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ nên dẫn đến việc điều trị ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ CKI Tô Thành Trung, Trưởng khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh
Bác sĩ CKI Tô Thành Trung, Trưởng khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh cho biết: "Bệnh suy thận nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh về lâu dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như suy thận mạn tính, tổn thương hệ thần kinh, tăng huyết áp, tổn thương tim".
Theo thống kê, tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm. Đáng lo ngại hơn, trong những năm trở lại đây, tỉ lệ người bệnh trẻ tuổi mắc bệnh và phải lọc máu chu kỳ tăng 5-10%.

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh những nguyên nhân dẫn tới bệnh thận mạn giai đoạn cuối như di truyền, thận đa nang, nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn… thì thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: ăn uống thừa năng lượng, thức ăn chế biến sẵn nhiều hóa chất bảo quản, lạm dụng các loại đồ uống, lối sống ít vận động thể lực cũng là những nguyên nhân dẫn tới trẻ hóa suy thận mạn.

Bác sĩ CKI Tô Thành Trung, Trưởng khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh cho biết: "Để hạn chế nguy cơ suy thận, mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các loại rau củ, uống nhiều nước, thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với những người bệnh mắc các bệnh lý nguy cơ như viêm cầu thận mạn, thận đa nang, viêm thận bể thận mạn do sỏi, lupus, đái tháo đường, tăng huyết áp…thì phải theo dõi và điều trị để phòng biến chứng dẫn đến suy thận".
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người dân nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu đã có bệnh, bệnh nhân cần chuẩn đoán và điều trị thích hợp, cùng với đó áp dụng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh suy thận.


Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão
Trước diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro cao của bão số 3, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa duy trì hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh”. Theo Bộ Y tế, những giờ đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ môi trường trong tử cung sang môi trường ngoài tử cung. Khoảng 2/3 số ca tử vong sơ sinh xảy ra trong ba ngày đầu sau sinh, nhiều trường hợp có thể phòng ngừa được bằng các can thiệp đơn giản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm là một gói các can thiệp dựa trên bằng chứng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm cải thiện tử vong sơ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3
Trước tình trạng cơn bão số 3 có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (dự báo từ đêm ngày 21/7), với vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Bộ Y tế vừa ban hành công điện chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trực thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung chủ động triển khai công tác ứng phó.

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8
Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ Y tế được giao một loạt nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trước ngày 31/8/2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn
Những năm qua, bệnh viện Đa khoa Quan Hóa đối mặt với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Thanh Hoá: Vẫn thiếu bác sĩ tại các trạm y tế
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 547 trạm y tế. Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trạm y tế đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiếu bác sĩ, khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân bị hạn chế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình trạng kinh doanh, sản xuất một số loại sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người không đúng quy định của pháp luật đã được các cơ quan chức năng phát hiện. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn và chỉ đạo các cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc báo cáo, sử dụng nguyên liệu theo quy định pháp luật.

Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế với hộ cận nghèo ở các xã nghèo
Theo Nghị định 188/2025 vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các xã nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp nhận 1.300 đơn vị máu tại ngày hội "Giọt hồng Xứ Thanh"
Sáng 18/7, tại Trung tâm hội nghị 25B, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội hiến máu "Giọt hồng Xứ Thanh". Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ XIII được tổ chức tại Thanh Hóa.

Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Chính phủ ban hành Nghị định số 207 ngày 15/7/2025 quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.