Bệnh thấp tim: Biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A
Liên cầu khuẩn nhóm A là loại vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất ở người, có thể lan truyền khi tiếp xúc với người mang bệnh qua giọt nước bọt khi người bệnh ho hay hắt hơi.
Viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A là bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn gây ra. Theo thống kê, trong 10 trẻ viêm họng có 3 trẻ bị viêm họng do liên cầu.
Liên cầu khuẩn nhóm A là loại vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất ở người, có thể lan truyền khi tiếp xúc với người mang bệnh qua giọt nước bọt khi người bệnh ho hay hắt hơi. Bệnh có thể khỏi trong vài ngày nếu được chăm sóc y tế phù hợp, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Một trong các biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của viêm họng do liên cầu nhóm A là sốt thấp khớp hay còn gọi là bệnh thấp tim.
Bệnh sốt thấp khớp là bệnh gây ra bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể sau từ 2 đến 4 tuần bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A. Bệnh gây đáp ứng viêm toàn thân ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, khớp, não, da. Trong đó, bệnh đặc biệt gây tổn thương lâu dài ở tim, nhất là các van tim với tổn thương van hai lá thường gặp nhất.
Để chẩn đoán một tình trạng sốt thấp khớp các bác sĩ dựa vào 5 biểu hiện chính và 4 biểu hiện phụ dưới đây:
5 biểu hiện chính:
- Viêm tim và van tim
- Viêm khớp
- Múa giật Sydenham: một rối loạn thần kinh bao gồm các cử động đột ngột, không theo nhịp điệu, không tự chủ, yếu cơ và rối loạn cảm xúc
- Hạt dưới da
- Ban đỏ dạng vòng
4 biểu hiện phụ:
- Đau khớp.
- Sốt.
- Tăng chất phản ứng giai đoạn cấp tính (tốc độ lắng hồng cầu [ESR], protein phản ứng C [CRP]).
- Khoảng thời gian PR kéo dài trên điện tâm đồ.
Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh sốt thấp khớp khi có 2 biểu hiện chính hoặc 1 biểu hiện chính + 2 biểu hiện phụ kèm theo bằng chứng về nhiễm liên cầu trước đó.
![]() |
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Quốc tế, Đại học Melbourne, Úc. Trên toàn thế giới, có khoảng 470.000 trường hợp sốt thấp khớp mới và 275.000 ca tử vong do thương tổn ở tim mỗi năm. Tỷ lệ mắc sốt thấp khớp cao nhất ở trẻ 5-14 tuổi, dao động từ 150 đến 380 trên 100.000 trường hợp.
Nhìn chung, bệnh sốt thấp khớp vẫn còn khá thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi:
- Trẻ bị đau họng kèm theo sốt.
- Trẻ bị đau họng kèm theo không muốn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
- Khó thở hoặc khó nuốt.
- Đau họng kèm theo Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Bị cứng hoặc sưng cổ.
Việc phát hiện sớm viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A và điều trị kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa biến chứng sốt thấp khớp như mô tả ở trên.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.