ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bệnh vảy nến và các giải pháp điều trị

Vảy nến là bệnh da mạn tính, tiến triển thất thường, bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng sống của người bệnh. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân, không chỉ trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Bệnh vảy nến tuy không được chữa khỏi hẳn, nhưng có rất nhiều cách để kiểm soát căn bệnh này.

Kim Dung – Cao Tùng

27/05/2024 09:39

Vảy nến là bệnh mạn tính gây viêm trên da, không lây nhiễm. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ hoạt động quá mức, tạo ra sự sưng viêm trên cơ thể. Các tế bào khoẻ mạnh được tạo ra nhiều hơn bình thường. Những tế bào thừa sẽ được đẩy lên bề mặt da một cách nhanh chóng. Thông thường, chu kỳ của các tế bào da là khoảng 1 tháng, nhưng ở bệnh nhân vảy nến thì chỉ vài ngày. 

Bệnh vảy nến và các giải pháp điều trị- Ảnh 1.

Người mắc bệnh sẽ bị tổn thương da điển hình là các mảng viêm, đỏ và có vảy trắng do hiện tượng tăng sinh sừng hóa, ngứa và đau. Bệnh có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng khu vực thường bị tổn thương nhất là các vùng da xung quanh đầu gối, khuỷu tay, da đầu và thân.

Bệnh vảy nến và các giải pháp điều trị- Ảnh 2.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Ngọ, Trưởng Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Ngọ, Trưởng Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay, bệnh vẩy nến chia làm các thể: thể thông thường, thể khớp và thể mủ. Nguyên nhân của bệnh hiện chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên chủ yếu là liên quan đến hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Bệnh nên được phát hiện sớm để hạn chế đợt bùng phát gây ảnh hưởng đến di chứng nặng nề về sau cho bệnh nhân".

Tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, mỗi năm số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị vảy nến chiếm khoảng 2% trong 365.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Đa số trường hợp đến khám trong tình trạng vảy nến thể mảng, vảy nến mủ và viêm khớp. Có những trường hợp nặng, bệnh nhân phải nhập viện để điều trị tích cực. Các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay không giúp làm khỏi bệnh nhưng có thể hạn chế tổn thương, duy trì thời gian ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Bệnh vảy nến và các giải pháp điều trị- Ảnh 3.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Minh Trang, Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Bệnh nhân bị bệnh thì chúng tôi sẽ hướng dẫn để điều trị thuốc nghiêm ngặt, phối hợp với các chế độ ăn hàng ngày ở nhà, thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế bệnh nặng lên, hạn chế đợt phát bệnh cấp. Hiện tại các phương pháp điều trị vảy nến không thể điều trị khỏi hoàn toàn và phương pháp hiện đại nhất bây giờ là thuốc sinh học hiện có thể kiểm soát được bệnh vảy nến tốt nhất".

Bệnh vẩy nến có những dấu hiệu đặc trưng nhưng vẫn có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, vảy phấn hồng, nấm da… Theo các bác sỹ, điều cần nhất là bệnh nhân sau khi phát hiện ra bệnh phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp.

Nguồn: Bản tin THNM/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền

06:15 , 17/02/2025

Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng

20:15 , 16/02/2025

Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm

08:48 , 16/02/2025

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc

09:27 , 14/02/2025

Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân

09:31 , 13/02/2025

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025

08:48 , 13/02/2025

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

15:18 , 12/02/2025

Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán

08:00 , 12/02/2025

Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

08:00 , 12/02/2025

Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá  rét

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá rét

23:08 , 11/02/2025

Thanh Hóa đang trong đợt rét đậm, nền nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh này phổ biến từ 9 - 14 độ C. Nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.