Bệnh viêm cơ tim – Những điều cần biết
Theo thống kê, trên toàn thế giới, bệnh viêm cơ tim gây ra cái chết cho 294.000 từ năm 1990 tăng lên đến 354.000 người năm 2015.
Bệnh viêm cơ tim là tình trạng viêm của cơ tim. Tài liệu nói về bệnh viêm cơ tim được tìm thấy từ năm 1600 sau công nguyên. Theo thống kê, trên toàn thế giới, bệnh viêm cơ tim gây ra cái chết cho 294.000 từ năn 1990 tăng lên đến 354.000 người năm 2015.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi (20-40), gặp ở nam nhiều hơn nữ. Biểu hiện phong phú có thể từ nhẹ đến nặng.
Viêm cơ tim sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và các hoạt động điện của tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và là nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim.
Viêm cơ tim nặng gây ra suy tim làm cho không bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tim, dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử. Điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân.
I. Biểu hiện để phát hiện bệnh viêm cơ tim
Nếu viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau ngực trái nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức.
Trường hợp nặng, các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau ngực
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
- Khó thở, lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động
- Phù chân, mắt cá chân và bàn chân
- Mệt mỏi
Các dấu hiệu và triệu chứng khác sẽ theo nguyên nhân gây ra viêm cơ tim.
II. Chẩn đoán
Bên cạnh biểu hiện lâm sàng, bác sĩ cần dựa them vào một số bằng chứng cận lâm sàng:
- Công thức máu, CRP
- Test sàng lọc cúm
- Men tim: Troponin, CK – MB
- Điện tim
- Test kháng thể với virus
- Chụp MRI tim
- Sinh thiết cơ tim: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm cơ tim, thường được thực hiện khi chụp mạch can thiệp
- Siêu âm tim: đóng vai trò quan trọng để loại trừ nguyên nhân viêm cơ tim với các nguyên nhân khác như bệnh van tim.
![]() |
![]() |
Hình ảnh viêm cơ tim trên MRI. |
III. Nguyên nhân
Thông thường, nguyên nhân gây viêm cơ tim khó xác định được. Nguyên nhân gây bệnh có thể, bao gồm:
- Virus: Nhiều loại virus liên quan đến viêm cơ tim, bao gồm cả những loại virus gây cảm cúm thông thường (adenovirus); viêm gan B và C; parvovirus (gây phát ban nhẹ, thường ở trẻ em) và virus herpes. Nhiễm trùng đường tiêu hóa (do echoviruses), tăng bạch cầu đơn nhân (do virus Epstein-Barr) và Rubella cũng có thể gây viêm cơ tim. Đặc biệt thường gặp ở những người nhiễm HIV khi hệ miễn dịch bị suy sụp.
- Vi khuẩn: Rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, bao gồm tụ cầu (staphylococcus), liên cầu (streptococcus), trực khuẩn gây bệnh bạch hầu.
- Ký sinh trùng: Trong số này có những ký sinh trùng như Trypanosoma cruzi và toxoplasma, bao gồm một số loài truyền qua côn trùng và có thể gây ra bệnh “Chagas”. Bệnh này phổ biến hơn nhiều ở Trung và Nam Mỹ so với Hoa Kỳ, nhưng nó có thể xảy ra ở khách du lịch và người nhập cư.
- Nấm: Nhiễm trùng vi nấm như Candida; aspergillus và các loại nấm khác (Histoplasma, thường được tìm thấy trong phân chim, đôi khi có thể gây viêm cơ tim, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu).
- Thuốc: phản ứng dị ứng hoặc độc hại. Bao gồm các loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư; thuốc kháng sinh (như thuốc penicillin và sulfonamid); một số loại thuốc chống động kinh và một số chất cấm như cocaine.
- Hóa chất hoặc chất phóng xạ: Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như carbon monoxide, và bức xạ đôi khi có thể gây viêm cơ tim.
- Những căn bệnh khác như lupus, u hạt Wegener, viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm động mạch Takayasu.
IV. Biến chứng của viêm cơ tim
Viêm cơ tim nặng có thể làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn, nó có thể gây ra:
- Suy tim: Không được điều trị, viêm cơ tim có thể làm tổn thương cơ tim dẫn đến không thể bơm máu không đủ nuôi cơ thể.
- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Nếu cơ tim bị tổn thương như máu chảy trong tim có thể hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông gây bít tắc một trong các động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim. Hoặc nếu cục máu đông trong tim di chuyển đến một động mạch dẫn đến não có thể gây ra đột quỵ.
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Tổn thương cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim.
- Đột tử do tim: Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập (ngừng tim đột ngột) và gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Ở người trẻ tuổi, bệnh viêm cơ tim chiếm tới 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử.
V. Điều trị theo nguyên nhân
- Nhiễm virut, điều trị triệu chứng là biện pháp điều trị chủ yếu cho hầu hết các dạng viêm cơ tim. Trong giai đoạn cấp tính, liệu pháp hỗ trợ là chính, bao gồm cả nghỉ ngơi tại giường.
- Thuốc: Do bác sĩ chỉ đinh, nếu bệnh nhân có triệu chứng suy tim sẽ sử dụng digoxin và thuốc lợi tiểu. Đối với những người bị rối loạn chức năng tim từ trung bình đến nặng, có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các thuốc tăng co bóp như milrinone trong giai đoạn cấp tính, sau đó điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển khi dung nạp.
Corticosteroid toàn thân có thể có tác dụng có lợi ở những người bị viêm cơ tim đã được chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, corticosteroid nên dùng một cách thận trọng vì 58% người lớn tự phục hồi.
- Thủ thuật: Những người suy tim nặng không đáp ứng với liệu pháp thông thường có thể chỉ định hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (như ECMO) hoặc ghép tim cho những người không cải thiện chức năng tim bằng liệu pháp ECMO.
VI. Phòng ngừa
Không có phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim, một số lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm cơ tim:
- Thực hiện theo vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV, tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.
- Giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng: Nếu bạn có thời gian ở những vùng tiếp xúc với côn trùng hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để che càng nhiều da càng tốt. Áp dụng đánh dấu hoặc thuốc chống côn trùng có chứa DEET.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh: Luôn cập nhật về các loại vắc-xin được khuyến nghị, bao gồm cả những loại vắc xin bảo vệ chống lại rubella và cúm - những bệnh có thể gây viêm cơ tim.
- Hạn chế tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh giống như virus hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Đến ngay cơ sở y tế nếu bạn có triệu chứng đau ngực và khó thở khi đang có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.
Ts. Bs. Vũ Hoàng Phương (Chuyên ngành Gây mê – hồi sức)
PGS. TS. Hoàng Bùi Hải (Chuyên ngành cấp cứu và hồi sức tích cực)
Ths. Bs. Nguyễn Thị Minh Lý (Chuyên ngành tim mạch)
Theo VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.