Bệnh viện Nhi Thanh Hoá - Chặng đường vượt khó đi lên
15 năm là một khoảng thời gian không dài so với sự hình thành và phát triển của một đơn vị, nhưng với Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đó là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để có được diện mạo như ngày hôm nay. Bằng sự tâm huyết và dày công phấn đấu, đội ngũ cán bộ, y bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa qua các thời kỳ đã khằng định được vị trí trong lòng Nhân dân. Đặc biệt trong hơn 5 năm trở lại đây, bệnh viện đã có sự phát triển mạnh mẽ, đổi mới toàn diện, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong và ngoài tỉnh, chung sức cùng hướng đến mục tiêu xây dựng y tế trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa.
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tiền thân là khoa Nội nhi và Ngoại nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, thành lập ngày 1 tháng 6 năm 2001 theo Quyết định số 1348 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, có chức năng, nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận, trong đó có cả tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Bệnh viện thuộc hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá.
Tháng 4/2007, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá bắt đầu đi vào hoạt động với muôn vàn khó khăn, thử thách. Cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn, tài chính eo hẹp. Khó khăn nhất là thiếu nhân lực. Thời điểm này, bệnh viện chỉ có 11 cán bộ, nhân viên y tế. Được sự quan tâm của UBND tỉnh và Sở Y tế, đến tháng 8/2007, bệnh viện đã được điều động toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế của hai khoa Nội nhi và Ngoại nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá và một số cán bộ từ các bệnh viện tuyến huyện, nâng tổng số cán bộ, y, bác sỹ lên 200 người. Sau khi kiện toàn bộ máy, từ tháng 9 năm 2007, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá chính thức tiếp nhận bệnh nhân với quy mô 200 giường bệnh.
Từ năm 2007 đến cuối năm 2012 là giai đoạn khó khăn nhất của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Làm thế nào để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, tạo niềm tin và khẳng định uy tín của bệnh viện đối với người dân trong tỉnh và các vùng lân cận là trăn trở lớn nhất của Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng tập thể cán bộ, viên chức bệnh viện lúc bấy giờ.
Ông Lê Tất Hải, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Bằng sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động của Bệnh viện, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng với hệ thống chính sách pháp luật về y tế ngày càng hoàn thiện, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng đổi mới, vươn lên về mọi mặt.
Với sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế mới đồng bộ và hiện đại, đảm bảo cơ bản yêu cầu khám, chữa bệnh, gồm: Hệ thống can thiệp mạch DSA, hệ thống dụng cụ trang bị cho 8 phòng mổ, hệ thống lọc máu liên tục; hệ thống máy siêu âm màu, X.quang tăng sáng, CT scanner, máy cộng hưởng từ, siêu âm, các hệ thống nội soi ống mềm cho hệ tiêu hóa, hô hấp; hệ thống dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi phế quản, máy tim phổi nhân tạo; hệ thống xét nghiệm Elisa, PCR realtime, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử, di truyền tế bào, máy xét nghiệm miễn dịch tự động; các trang thiết bị phục vụ cho hồi sức cấp cứu, hệ thống máy thở cao tần HFO, hệ thống khí y tế trung tâm và nhiều trang thiết bị hiện đại khác. Cùng với đó, bệnh viện đã liên tục cử các êkip y, bác sỹ, nhân viên y tế đi đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật mới, chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến trên.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Trung, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: bệnh tật liên tục có sự thay đổi do vậy khoa liên tục cử y, bác sỹ đi học các kỹ thuật mới trong cẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện tuyến trên. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp học trực tuyến. Mỗi bác sỹ tại khoa cũng luôn nỗ lực tự học để nâng cao hơn kỹ năng của mình.
Với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, y, bác sỹ bệnh viện, từ năm 2012 đến nay, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã có sự bứt phá mạnh mẽ, toàn diện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân, xứng đáng với vị thế của một Bệnh viện tuyến cuối về nhi khoa của tỉnh Thanh Hóa.
Dấu ấn nổi bật trong giai đoạn này là sự phát triển của các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu. 5 năm trở lại đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã thực hiện thành công hàng chục kỹ thuật cao, chuyên sâu, phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân nhi nặng, nguy kịch, giúp người dân được thụ hưởng những dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương. Chia sẻ về điều này, chị Ngân Thị Khánh Linh, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc cho biết: "Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã triển khai được những kỹ thuật cao nên chúng tôi đưa con đến điều trị cũng yên tâm, không phải chuyển tuyến gia đình cũng đỡ vất vả".
Trên lĩnh vực ngoại khoa, các kỹ thuật cao, chuyên sâu tương đương với tuyến Trung ương đang được thực hiện thường quy tại Bệnh viện là: phẫu thuật tim hở điều trị tim bẩm sinh, can thiệp mạch qua da điều trị thông liên thất, liên nhĩ; vá thông liên thất, liên nhĩ; phẫu thuật nội soi ổ bụng, tiết niệu; phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, thoát vị hành; phẫu thuật nội soi cắt thuỳ phổi bệnh lý; phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh, trật khớp háng bẩm sinh; phẫu thuật u não hố sau…
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hữu Thành, Trưởng khoa Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: chuyên ngành tim mạch, lồng ngực đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, khó và phức tạp, quá trỉnh thực hiện phẫu thuật phải rất chuẩn xác…Do đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại khoa luôn nỗ lực nâng cao tay nghề, thực hiện ngày càng nhiều các kỹ thuật cao, giúp bệnh nhi không phải chuyển tuyến.
Lĩnh vực nội khoa và can thiệp cũng không ngừng phát triển. Nhiều bệnh lý nếu như trước đây chỉ có thể giải quyết bằng phẫu thuật ngoại khoa thì nay có thể chỉ cần điều trị nội khoa và can thiệp như: lọc máu liên tục; hạ thân nhiệt chỉ huy; nội soi can thiệp lấy dị vật đường hô hấp, nội soi can thiệp cắt polip đại, trực tràng; nút mạch điều trị u máu, u bạch huyết; tiêm toxin điều trị trẻ bại não thể co cứng.
Trong lĩnh vực cận lâm sàng, với việc đầu tư, lắp đặt nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, nhiều kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu về hóa sinh, huyết học, sinh học phân tử, vi sinh được triển khai ứng dụng đã giúp các bác sỹ giải mã được những ẩn trắc về các căn bệnh phức tạp, tìm kiếm phát hiện sớm những bệnh tật khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Tháng 4/2022 phòng xét nghiệm của khoa Huyết học - Di truyền và khoa Hóa sinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 15189:2012. Đây là bước chuyển biến mạnh mẽ, khẳng định chất lượng, uy tín, vị thế và thương hiệu của Bệnh viện. Bác sỹ CKII Lê Tuấn Anh, Trưởng khoa Huyết học - Di truyền, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: "Mỗi năm khoa thực hiện hàng chục nghìn xét nghiệm. Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của bệnh nhi, đưa ra những kết quả nhanh nhất, chính xác nhất".
Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cũng là đơn vị đi đầu trong các chương trình hợp tác Quốc tế. 15 năm qua, Bệnh viện đã mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế: POF – Hoa Kỳ; Smile Train – Hoa Kỳ; IPSAC – Hoa Kỳ; Children Action – Thuỵ Sỹ trong việc chuyển giao các kỹ thuật: phẫu thuật các bệnh lý sứt môi, khe hở vòm miệng; phẫu thuật các bệnh lý di chứng sẹo bỏng, dị tật vận động, điều trị bại não thể co cứng; phẫu thuật các bệnh lý dị dạng hệ tiết niệu trẻ em.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa còn là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa trong công tác từ thiện xã hội. Ngoài việc huy động hỗ trợ của cán bộ, viên chức, người lao động, đội ngũ làm công tác xã hội của Bệnh viện còn thường xuyên kết nối, kêu gọi các đơn vị, nhà hảo tâm hỗ trợ tích cực cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện. Anh Lê Xuân Sơn ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân chia sẻ: "Bé nhà tôi nằm điều trị ở đây từ năm 2018, cháu phụ thuộc máy thở hoàn toàn. Trong từng đó năm bệnh viện đã huy động hỗ trợ cho cháu nhiều lắm, giúp gia đình vơi bớt khó khăn, có kinh phí điều trị cho cháu".
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã khẳng định được năng lực khám, chữa bệnh đúng tầm của bệnh viện tuyến cuối tỉnh Thanh Hoá. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động bệnh viện, đến nay, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã trở thành bệnh viện hạng I, với quy mô giường kế hoạch là 750, thực kê là hơn 1.100 giường bệnh; gần 900 cán bộ, viên chức, người lao động; trong đó, có gần 300 cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ đại học và sau đại học đang làm việc tại 39 khoa, phòng. Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện đã được đầu tư, nâng cấp và xây mới khang trang. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý và khám, chữa bệnh tại bệnh viện được triển khai đồng bộ.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi của các Bộ, Ban, ngành Trung ương; của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; các ban ngành, địa phương trong tỉnh và sự chung tay, góp sức của các thế hệ Thầy thuốc, cán bộ, viên chức, người lao động để Bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân giao phó.
Bác sỹ CKII Lê Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Phát huy những thành tích đã đạt được trong 15 năm qua, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hôm nay nguyện đem hết sức mình thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là "bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe" cho trẻ em trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đưa Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng với kỳ vọng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa trở thành tỉnh "kiểu mẫu", "tỉnh khá" của cả nước; đưa y tế trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh.
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên VNeID
Là một cấu phần của Sổ sức khỏe điện tử, người dân có thể mua thuốc của nhà thuốc Long Châu từ VNeID. Đây là một tiện giúp người dân có thể chủ động theo dõi lịch sử khám chữa bệnh, đơn thuốc và mua thuốc tập trung trên VNeID.
Không lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng chỉ định, nhóm thuốc này có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì tác hại để lại vô cùng lớn.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế.
Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ
Những năm gần đây, nhiều bệnh lý về mắt có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông năm 2024. Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ trời rét; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 15-18 độ C. Sau đây là một số lưu ý để giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm.
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Trời rét, gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Thanh Hóa đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác dân số
Theo Chi cục Dân số Thanh Hóa, những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số nhanh trên toàn tỉnh cơ bản được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số ngày càng nâng cao.
Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1.
Thanh Hóa: Bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ đợt 2 năm 2024
Tỉnh Thanh Hóa vừa đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24- 60 tháng tuổi đợt 2 năm 2024 tại 27 huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.