Bệnh viện Nhi Thanh Hoá trưởng thành từ gian khó
Bằng sự tâm huyết và nỗ lực phấn đấu, đội ngũ cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa qua các thời kỳ đã khẳng định được vị trí trong lòng Nhân dân, xứng tầm bệnh viện tuyến cuối của tỉnh về chuyên khoa nhi. Đặc biệt, hơn 5 năm trở lại đây, Bệnh viện đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em trong và ngoài tỉnh, chung sức cùng hướng đến mục tiêu xây dựng y tế thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh Thanh Hoá.
Bệnh viện Nhi Thanh Hoá được thành lập vào đúng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2001 trên cơ sở tách từ khoa Nội nhi và Ngoại nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá; có chức năng, nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận.

Sau 1 thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực, ngày 1/9/2007, Bệnh viện Nhi hạng II với quy mô 200 giường bệnh của tỉnh Thanh Hoá đã chính thức tiếp nhận những bệnh nhi đầu tiên đến khám, cấp cứu và điều trị.
Ông Lê Tất Hải, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Với sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã từng bước được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế mới, đồng bộ và hiện đại. Cùng với đó, các êkip y, bác sỹ, nhân viên y tế của bệnh viện cũng liên tục được tham gia các lớp đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật mới, chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến trên. Từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã có sự bứt phá mạnh mẽ, toàn diện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.

Dấu ấn nổi bật trong giai đoạn này là sự phát triển của các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực ngoại khoa, nội khoa và can thiệp, cận lâm sàng. Nhiều kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu về hóa sinh, huyết học, sinh học phân tử, vi sinh được triển khai ứng dụng.
Bác sỹ CKII Lê Tuấn Anh, Trưởng khoa Huyết học - Di truyền, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: "Mỗi năm khoa thực hiện hàng chục nghìn xét nghiệm. Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của bệnh nhi, đưa ra những kết quả nhanh nhất, chính xác nhất".

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hữu Thành, Trưởng Khoa Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hữu Thành, Trưởng Khoa Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chuyên ngành tim mạch, lồng ngực đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, khó và phức tạp, quá trình thực hiện phẫu thuật phải rất chuẩn xác… Do đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại khoa luôn nỗ lực nâng cấp tay nghề, thực hiện ngày càng nhiều các kỹ thuật cao, giúp bệnh nhi không phải chuyển tuyến trên".
Trải qua chặng đường dài đi lên từ gian khó, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã khẳng định được năng lực khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến cuối tỉnh Thanh Hoá. Đến nay, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã trở thành bệnh viện hạng I, với quy mô giường kế hoạch là 750, thực kê là hơn 1.100 giường bệnh; gần 900 cán bộ, viên chức, người lao động; trong đó, có gần 300 cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ đại học và sau đại học đang làm việc tại 39 khoa, phòng. Cơ sở vật chất của bệnh viện đã được đầu tư, nâng cấp và xây mới khang trang.
Bác sỹ CKII Lê Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Phát huy những thành tích đã đạt được trong suốt chặng đường vừa qua, tập thể cán bộ y, bác sỹ, người lao động Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đang chung sức, đồng lòng thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là "bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe" cho trẻ em trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đưa bệnh viện phát triển lên tầm cao mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng y tế thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh Thanh Hoá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.