Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân
Là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh, những năm qua, Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
Đến nay, bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa đã triển khai nhiều ứng dụng, công nghệ thông tin, nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để ứng dụng các kỹ thuật mới vào điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân như: máy siêu âm màu, điện não vi tính, nội soi tai mũi họng, siêu âm đa tần, laser châm cứu , các loại máy vật lý trị liệu hiện đại, máy xét nghiệm… đã mang lại hiệu quả trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh về thần kinh, bệnh cơ – xương – khớp, các di chứng do bệnh tai biến mạch máu não và sau phẫu thuật. Đặc biệt, việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật laser nội mạnh trong điều trị phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến đã mang lại hiệu quả rất tích cực, tỷ lệ phục hồi vận động của người bệnh nhanh hơn.
Ông Cao Thiện Sách, Phường Trung Sơn, Thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi bị tai biến liệt nửa người bên trái. Tối vào bệnh viện Phục Hồi chức năng nay đã được 3 đợt. Trước đây 3 tháng rồi. Trước đây, khi chưa đến bệnh viện phục hồi tôi phải nhờ người nhà mặc quần áo. Được bác sĩ chăm tốt nay tay chân tôi đã đi lại được".
Mỗi ngày bệnh viện đón, tiếp hàng trăm bệnh nhân đến thăm khám và điều trị phục hồi chức năng. Các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện chủ yếu là bệnh nhân bị di chứng sau tai biến mạch máu não, bệnh chấn thương tủy sống sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo, các bệnh lý về thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, các bệnh lý về thần kinh cơ, bệnh nhân bị tai nạn giao thông sau phẩu thuật. Chính vì vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ mới chuyên khoa, chuyên sâu hiện đại vào điều trị cho bệnh nhân đã mang lại hiệu quả cao.
Ông Nguyễn Ngọc Duy, Phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi bị viêm tủy, bại liệt hai chân. Bước đầu mới đến đây điều trị chân tôi không đi lại được phải có người nâng đỡ lên xe lăn. Nhiều khi tôi nghĩ đến bi quan tiêu cực. Quán trình điều trị ở đây tôi thấy tương lai sáng sủa. Tôi điều trị ở đây được 4,5 tháng. Khi mới ở Bạch Mai về tôi không đi được phải ngồi xe lăn. Quá trình điều trị phục hồi ở đây rất tốt, từ kỹ thuật viên đến các y bác sĩ rất chu đáo nay tôi đã đi lại được rồi".
Với mong muốn mang đến những phương pháp trị liệu tốt nhất cho bệnh nhân, nhiều năm qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa luôn quan tâm phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu cho từng lĩnh vực. Đồng thời, phát động phong trào phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị phục hồi chức năng... Nhờ đó, bệnh viện đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn khám, chữa bệnh.
Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Hải Yến, Phó trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa cho biết: "Hằng năm bệnh viện đã triển khai phát động phong trào sáng kiền khoa học, đề tài khoa học được áp dụng trong mô hình khám chữa bệnh. Đặc biệt bệnh viện đang triển khai đề án về kỹ thuật số làm bệnh án điện tử. Tiếp đón bệnh nhân bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. điều này đã rút ngắn thời giian làm thủ tục cho người bệnh".
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Văn Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa chia sẻ: "Hằng năm bệnh viện luôn quan tâm chú trọng triển khai việc ứng dụng khoa học công nghệ. Năm 2023, Bệnh viện đã triển khai ứng dụng 28 kỹ thuật mới ứng dụng trong điều trị như: laze nội mạch, sóng ngắn, xung kích, xoa bóp áp lực hơi và các máy phục hồi chức năng tự động cho người bệnh…. Trong quá trình thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả và được bệnh nhân rất đồng tình và đánh giá cao qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng điều trị nâng cao sự hài lòng cho người bệnh".
Với việc chú trọng đào tạo nhân lực chuyên sâu, đầu tư trang thiết bị, máy móc, ứng dụng và áp dụng công nghệ hiện đại, đến nay bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng thu hút được đông bệnh nhân vào thăm khám và điều trị.
Triển khai mạng truyền dẫn quang đạt tốc độ lên tới 1,2Tb/s tại Việt Nam
Mới đây, Nokia đã công bố việc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel sẽ sử dụng giải pháp truyền tải quang của Nokia để đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu ngày càng cao về kết nối 5G, kết nối các trung tâm dữ liệu và kết nối quốc tế.
Tạo khung pháp lý thúc đẩy giao dịch điện tử
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử của cơ quan chính quyền, qua đó thúc đẩy Chính phủ số.
Số hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phát động giải thưởng Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội sáng tạo nội dung chống lừa đảo trực tuyến
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và TikTok Việt Nam vừa phát động giải thưởng “Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến”.
Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong tiêu thụ nông sản đang là xu thế tất yếu giúp chủ thể sản xuất có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn cũng như nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Tăng cường liên kết để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống
Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
Người Việt Nam dành 4 giờ/ngày cho ứng dụng, tải 10.000 lượt/phút
Việt Nam đứng thứ tư trên toàn cầu về lượt tải xuống ứng dụng với trung bình 10.000 lượt tải mỗi phút và người dùng dành 4 giờ mỗi ngày cho các ứng dụng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.