Bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid-19: Bác sĩ bật khóc khi mẹ là bệnh nhân
"Tôi bị sốc và vô cùng lo lắng, thậm chí khóc cả buổi", bác sĩ Đinh Hương Quỳnh, Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nhớ lại lúc hay tin mẹ bị nhiễm Covid-19.
Cách đây vài ngày, các bác sĩ ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP.HCM) đã lặng người khi chứng kiến cha của một đồng nghiệp là F0 có bệnh nền ung thư gan không qua khỏi, còn mẹ vẫn đang nằm điều trị tích cực. Dù người đồng nghiệp ấy cũng trực tiếp tham gia chống dịch tại bệnh viện nhưng vẫn không cứu được cha của mình.
Ở nơi tuyến cuối điều trị cho bệnh nhân Covid-19, có rất nhiều nhân viên y tế đã phải tiếp nhận bệnh nhân là người thân của mình.
Bật khóc khi mẹ là bệnh nhân
Đến nay đã 2 tuần, bác sĩ Đinh Hương Quỳnh vẫn chưa hết lo lắng cho sức khỏe của mẹ mình. Mẹ của chị mắc Covid-19, có bệnh nền tăng huyết áp, sau đó triệu chứng ngày càng nặng, ho nhiều, khó thở, suy yếu nên được đưa vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 để điều trị.
BS.CKI. Đinh Hương Quỳnh (công tác tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) có mặt tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 ngay từ khi mới thành lập, được phân công là Trưởng kíp trực Khoa ICU 1. Công việc của chị là điều phối bệnh nhân cấp cứu, đồng thời bao quát một khoa ICU (Hồi sức tích cực).
Bác sĩ Đinh Hương Quỳnh tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Xuân Sơn.
Nữ bác sĩ chia sẻ, đa số những bệnh nhân vào Khoa ICU 1 đều trong tình trạng nặng, nguy kịch hoặc có bệnh nền phức tạp. Nhiều bệnh nhân trong số đó phải thở máy, một số ca thở HFNC, số ít thở oxy qua mặt nạ.
Vốn là bác sĩ Khoa ICU, đã quen với cường độ làm việc căng thẳng, nhưng khi chuyển sang điều trị cho bệnh nhân Covid-19, chị vẫn cảm thấy dịch bệnh quá tàn khốc.
“Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng tất cả bệnh nhân có thể hồi phục nếu được điều trị kịp thời. Nhưng rồi, ca bệnh đầu tiên tử vong, sau đó, số bệnh nhân không qua khỏi cũng tăng dần lên. Có những ca nặng đến nỗi mà chúng tôi đã làm hết khả năng mà vẫn không cứu được”, bác sĩ Quỳnh tâm sự.
Khi nhận được tin mẹ bị nhiễm Covid-19, nữ bác sĩ bị sốc, lo lắng đến bật khóc, bởi mẹ của chị có bệnh nền tăng huyết áp. Bệnh của mẹ chị trở nặng, phải chuyển qua Bệnh viện Hồi sức Covid-19 để điều trị.
“Tôi từng chứng kiến những bệnh nhân ra đi không có người thân bên cạnh. Khi mẹ tôi mắc bệnh, tôi hiểu được cảm xúc của những người thân khi ấy, là sự bất lực không nói nên lời”, nữ bác sĩ bùi ngùi.
Bác sĩ Quỳnh và mẹ khi chưa xảy ra dịch Covid-19
Sau 2 tuần điều trị, nhờ sự chăm sóc, động viên của các y, bác sĩ, và sự tiếp sức của chị, mẹ chị đang dần bình phục. Hiện tại, bà đã hết triệu chứng, ăn uống khá hơn.
Vợ và con trở thành F0, mẹ vợ nhập viện vì mắc Covid-19 nặng
BS.CKI. Nguyễn Thế Tiến (Khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Nhân dân Gia Định) là Trưởng kíp trực ở Khoa 9A, Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Nơi đây điều trị cho khoảng 70 bệnh nhân được chuyển lên từ Khoa ICU. Mỗi kíp trực có 4-5 bác sĩ, phụ trách thăm khám, bao quát cho khoảng 70 bệnh nhân ở các phòng khác nhau.
Khi nghe vợ thông báo cả gia đình có 3 người mắc Covid-19, trong đó, mẹ vợ bị triệu chứng nặng, bác sĩ Tiến rất căng thẳng. Đặc biệt những ngày đầu, mỗi lần nghe vợ khóc qua điện thoại vì lo lắng, anh càng thêm rối bời. Tham gia đội ngũ chống dịch ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19, anh không thể về nhà để thăm vợ con, dù vẫn ở chung một thành phố.
Gia đình nhỏ của bác sĩ Tiến. Ảnh: NVCC.
Ban đầu, cả gia đình 5 người thì có 3 người là F0, mẹ vợ của anh chuyển nặng nên được đưa vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 để điều trị. Vợ và con trai có triệu chứng nhẹ nên theo dõi ở nhà. Đến nay, vợ con anh làm xét nghiệm SARS-CoV-2 đã âm tính trở lại, tuy nhiên bố vợ lại bị lây nhiễm.
“Hai ông bà đã 63-64 tuổi rồi, ông còn có bệnh nền là đái tháo đường nên cả nhà đều lo lắng. May mắn, ông cũng gặp triệu chứng nhẹ nên gia đình để ở nhà, uống thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế. Chỉ có mẹ vợ tôi ở bệnh viện phải thở oxy vài ngày đầu”, bác sĩ Tiến cho biết.
Gia đình anh cũng từng rơi vào khủng hoảng, bởi vợ anh tuy là điều dưỡng, nhưng ở nhà vừa phải chăm sóc con nhỏ, vừa lo sợ sẽ lây bệnh cho cha và em trai nên có phần bấn loạn. Nhờ những lời động viên, khuyên nhủ của anh cùng người thân, mọi chuyện mới dần ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Thế Tiến công tác tại Khoa 9A. Ảnh: Xuân Sơn
Hiện tại, sức khỏe của mẹ vợ anh đã hồi phục tốt, những ngày này bà liên tục hỏi bác sĩ khi nào được về, vì lo lắng cho người thân ở nhà. Theo dự kiến, nếu lần xét nghiệm tới đủ tiêu chuẩn xuất viện, bà sẽ được về nhà cách ly.
Khánh Hòa/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nam sinh “10 năm được bạn cõng” tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách khoa Hà Nội
Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn vẫn được ví như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Suốt 10 năm, không kể mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh. Sau những nỗ lực phi thường của cả 2, mới đây, Nguyễn Tất Minh đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính của trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bãi rác gây ô nhiễm khu dân cư
Theo người dân thôn Nghĩa Hương, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá, hiện nay, bãi tập kết rác tạm thời đặt gần thôn thường xuyên quá tải, không được xử lý kịp thời. Bãi rác tạm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong thôn.

Thanh Hóa có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt
Bộ Công an vừa thông tin về kết quả đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, Thanh Hóa là 1 trong 12 địa phương có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt.

Nâng cao vai trò của công an cấp xã trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Ngay sau khi thực hiện chủ trưởng giải thể Công an cấp huyện để tinh gọn bộ máy của Bộ công an, lực lượng công an cấp xã đã được tăng cường để cùng với Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện nhằm duy trì sự ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông ngay trong bối cảnh mô hình tổ chức mới được vận hành.

Cả nước hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư để hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.

Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng hành chính công
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ cùng quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một nền hành chính giấy tờ truyền thống đã chuyển mình mạnh mẽ; hướng tới nền hành chính số với những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

“Tăng tốc” hỗ trợ người người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Hiện nay, lực lượng Công an toàn tỉnh đang “tăng tốc” hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đây là bước quan trọng để tạo thuận tiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cũng như thúc đẩy việc thực hiện tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp
Theo Bộ Nội vụ, có 2 nhóm công chức, viên chức được xác định phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thọ Xuân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng công nhân
Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động huyện Thọ Xuân tổ chức lễ phát động Tháng công nhân; hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025 và triển khai Kế hoạch “Bình dân học vụ số”.

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Công trình trạm bơm Hoằng Khánh, nay thuộc xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa. Công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng yêu cầu vượt lũ do quá trình thi công công trình buộc phải cắt đê hữu sông Mã.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.