ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bí ẩn vụ thế chấp 83 tấn vàng giả vay gần 3 tỷ USD tại Hồ Bắc, Trung Quốc

Công ty xử lý vàng tư nhân lớn nhất tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) Kingold đã mang 83 tấn vàng ra thế chấp để vay 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản thế chấp khổng lồ này lại được phát hiện là vàng giả.

30/06/2020 16:19

Chủ tịch công ty là ông Jia Zhihong, một cựu quân nhân có thế lực tại Trung Quốc.

Theo truyền thông Trung Quốc, có ít nhất 12 tổ chức tài chính tại Trung Quốc đã cho công ty Wuhan Kingold Jewelry có trụ sở tại tỉnh Hồ Bắc vay 20 tỷ NDT (2,8 tỷ USD) trong 5 năm qua với tài sản thế chấp là vàng nguyên chất, được bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm phát hành bởi công ty nhà nước PICC Property and Casualty Co (PICC P&C) và một vài hãng bảo hiểm nhỏ khác.

Vàng thế chấp hóa ra là... đồng mạ vàng

 

Bí ẩn vụ thế chấp 83 tấn vàng giả vay gần 3 tỷ USD tại Hồ Bắc, Trung Quốc - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Kingold là công ty xử lý vàng tư nhân lớn nhất ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, có cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ). Reuters

Được biết, số vàng trên bị bại lộ vào tháng 2, trong lúc công ty ủy thác Dongguan tiến hành thanh lý tài sản thế chấp của Kingold và phát hiện rằng các thỏi vàng thực chất là hợp kim đồng mạ vàng. Tới cuối năm 2019, Kingold vẫn chưa hoàn đủ nợ cho các nhà đầu tư trong một số vật phẩm ủy thác.

Thông tin lập tức gây chấn động cho các chủ nợ còn lại của Kingold. Công ty tín thác China Minsheng Trust, một trong những chủ nợ lớn nhất của Kingold, đã xin lệnh của tòa để kiểm tra vàng thế chấp của Kingold.

Kết quả kiểm tra hôm 22/5 cho biết các thỏi vàng được niêm phong nằm trong kho của Minsheng Trust cũng là hợp kim đồng.

Sau đó, hai chủ nợ khác của Kingold cũng đã kiểm tra vàng thế chấp của công ty này và cũng phát hiện đây là vàng giả.

Tính đến tháng 6, tổng cộng 83 tấn vàng giả đang được giữ trong két sắt của các chủ nợ của Kingold để đảm bảo cho các khoản nợ có tổng trị giá 16 tỷ NDT.

Đầu tháng 6 này, China Mingsheng Trust, Dongguan Trust và Chang'An Trust, ba chủ nợ của Kingold, đã nộp đơn kiện Kinggold đồng thời yêu cầu Công ty bảo hiểm PICC P&C chi trả cho thiệt hại của họ.

Tờ Caixin cho biết hiện chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã thành lập một đội đặc nhiệm và Bộ Công an Trung Quốc cũng đang tiến hành điều tra vụ việc này.

Ông chủ có nhiều quan hệ rộng rãi

83 tấn vàng tương đương 22% tổng sản lượng vàng mà Trung Quốc sản xuất ra hàng năm, tương đương 4,2% dự trữ vàng của Trung Quốc tính đến năm 2019.

 

Bí ẩn vụ thế chấp 83 tấn vàng giả vay gần 3 tỷ USD tại Hồ Bắc, Trung Quốc - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Jia Zhihong, Chủ tịch Công ty Wuhan Kingold Jewelry. Ảnh: Caixin

Được thành lập vào năm 2002, Kingold vốn trước đây là một nhà máy tinh chế vàng ở Hồ Bắc thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhưng sau đó, được tách ra trong một đợt tái cấu trúc.

Năm 2010, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq. Hiện cổ phiếu Kingold đang được giao dịch ở mức 1 USD/cổ. Giá trị vốn hóa của công ty đạt 12 triệu USD, giảm 70% so với 1 năm trước. Báo cáo tài chính cho thấy Kingold có tổng tài sản 3,3 tỷ USD tính đến tháng 9/2019, nợ là 2,4 tỷ USD.

Năm nay 59 tuổi, Jia từng phục vụ trong quân đội ở Vũ Hán và Quảng Châu, từng sống 6 năm ở Hồng Kông. Nhân vật này từng quản lý các mỏ vàng thuộc sở hữu của quân đội Trung Quốc.

Zhihong có mối quan hệ rộng rãi với giới quan chức ở Hồ Bắc. Song một nguồn tin khác cho biết công việc kinh doanh của công ty ông không tốt đẹp như bề ngoài.

Nguồn tin này nói: “Từ nhiều năm qua, chúng tôi biết ông ấy không có nhiều vàng. Tất cả những gì ông ấy có là những thỏi đồng”.

Trong khi đó, Chủ tịch Jia của Kingold khẳng định “số vàng công ty mang ra thế chấp hoàn toàn bình thường”. Khi được giám đốc của Minsheng Trust hỏi, ông Jia thẳng thừng phủ nhận, cho biết thêm “một số thỏi vàng Kingold mua từ lâu có độ tinh khiết thấp, vàng giả không thể qua mắt được các công ty bảo hiểm”.

Vay nợ để thâu tóm doanh nghiệp

Phần lớn các chủ nợ của Kingold đều là các tổ chức tài chính bên ngoài tỉnh này. China Mingsheng Trust là chủ nợ lớn nhất của Kingold với khoản nợ 4,1 tỷ NDT chưa thanh toán. Tiếp theo là Ngân hàng Hengfeng (3,9 tỷ NDT), Dongquan Trust (3,4 tỷ NDT), Anxin Trust & Investment Co. (1,9 tỷ NDT) và Sichuan Trust Co. (1,8 tỷ NDT).

Kingold tăng vay nợ trong những năm gần đây để có tiền mặt thâu tóm hãng sản xuất linh kiện ô tô nhà nước Tri-Ring ở tỉnh Hồ Bắc. Mục tiêu thực sự mà Kingold nhắm đến trong thương vụ này là quỹ đất khổng lồ mà Tri-Ring đang nắm giữ, có thể chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển các dự án bất động sản.

Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

 

Bí ẩn vụ thế chấp 83 tấn vàng giả vay gần 3 tỷ USD tại Hồ Bắc, Trung Quốc - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sau vụ việc gây rúng động này, nhiều câu hỏi được đặt ra đối với các hãng bảo hiểm như PICC Property and Casualty Co (PICC P&C). Ảnh: Nikkei Asia Review

Một số nguồn tin trong ngành nói rằng các định chế tài chính sẵn sàng cho Kingold vay là bởi Jia hứa sẽ giúp họ bán bớt nợ xấu.

Hengfeng Bank là ngân hàng thương mại duy nhất tham gia vào vụ này. Năm 2017, ngân hàng cho Kingold vay 8 tỷ NDT, đổi lại Kingold cam kết giúp Hengfeng giảm 500 triệu NDT nợ xấu. Năm 2018 Kingold đã trả được một nửa số nợ.

Sự tham gia của các công ty bảo hiểm là yếu tố then chốt giúp Kingold được các công ty tín thác chấp thuận cho vay tiền. Một chủ nợ của Kingold nói: “Nếu không có các hợp đồng bảo hiểm từ PICC P&C, chúng tôi sẽ không cung cấp các khoản vay cho Kingold vì vàng thế chấp chỉ được kiểm tra qua mẫu được chọn lựa ngẫu nhiên”.

Chi nhánh của PICC P&C ở Hồ Bắc cung cấp hợp đồng bảo hiểm cho hầu hết các khoản vay của Kingold. Các hợp đồng này sẽ hết hạn vào tháng 10 tới. Tính đến ngày 11/6, có 60 hợp đồng bảo hiểm nợ dành cho Kingold vẫn còn hiệu lực hoặc đang vướng vào các vụ kiện.

Tuy nhiên, người phát ngôn của PICC P&C nói rằng các hợp đồng bảo hiểm này chỉ chi trả bồi thường các thiệt hại ở tài sản thế chấp do tai nạn, thiên tai, trộm cướp.

Hương Vũ/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.