Đường dây nóng: 0237 3721150

Bị đau khi nuốt là bệnh gì?

Động tác nuốt có sự tham gia của nhiều cơ và dây thần kinh trong miệng, họng và thực quản. Nhiều người sẽ bị đau khi nuốt ít nhất một lần trong đời.

28/03/2019 10:37

Thường có thể xác định nguyên nhân gây đau khi nuốt bằng cách xem xét các triệu chứng cụ thể.

Tùy vào nguyên nhân, các triệu chứng có thể bao gồm đau nhói hoặc âm ỉ ở hàm, cổ họng, ngực hoặc thực quản. Đau có thể chỉ ở một bên họng và có thể thay đổi khi thở sâu.

Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng gây nuốt đau, cũng như cách để giảm đau.

Nguyên nhân gây đau khi nuốt

Một số bệnh và tình trạng bệnh dẫn đến nhiễm trùng, viêm và tắc ở họng, miệng hoặc thực quản có thể gây khó chịu khi nuốt.

Tùy vào nguyên nhân, thường sẽ có thêm các triệu chứng. Các nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến nuốt đau:

Viêm họng liên cầu

 

dau hong.jpg

Viêm họng, viêm nắp thanh quản và viêm thực quản là một số nguyên nhân có thể gây đau khi nuốt.

 

Nhiễm trùng ở họng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khi nuốt. Các nhiễm trùng này bao gồm viêm họng liên cầu, là một bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn.

Những người bị viêm họng liên cầu cũng có thể thấy:

• Hạch sưng đau ở một hoặc cả hai bên cổ

• đau ở vòm miệng mềm

• đốm đỏ trên vòm miệng mềm

• sốt

• mảng trắng trên amiđan

Viêm amiđan

Viêm amiđan là một bệnh nhiễm trùng và viêm của amiđan, là hai hạch bạch huyết nằm ở thành sau họng. Viêm amiđan là một nguyên nhân phổ biến gây nuốt đau.

Viêm amiđan là một bệnh truyền nhiễm. Nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, bao gồm viêm họng liên cầu, có thể gây viêm amidan.

Nếu đau khi nuốt là do viêm amidan, mọi người cũng có thể thấy:

• sưng amidan

• đốm trắng hoặc vàng trên amidan

• hơi thở hôi

• hàm hoặc cổ sưng nề

• sốt

Viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản là một bệnh nhiễm trùng của nắp thanh quản, là tấm chắn ở thành sau họng ngăn không cho thức ăn lọt vào khí quản.

Ngoài đau khi nuốt, các triệu chứng điển hình của viêm nắp thanh quản bao gồm:

• nuốt khó

• sốt cao

• chảy nước dãi

• thích ngồi cúi về phía trước

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm men ở miệng, họng hoặc thực quản cũng có thể dẫn đến khó chịu khi nuốt. Nấm men là một loại nấm có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát nếu các điều kiện bên trong cơ thể thay đổi theo cách thúc đẩy sự phát triển của nấm.

Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm ở vùng miệng và họng.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

• mất vị giác

• mảng trắng trên lưỡi

• đỏ ở khóe miệng

Viêm thực quản

Thực quản là đường ống dẫn thức ăn và chất lỏng từ miệng xuống dạ dày.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm thực quản là bệnh trào ngược dạ dày, đây là tình trạng khiến a-xít dạ dày chảy ngược lên thực quản.

Một số loại thuốc và phản ứng dị ứng cũng có thể gây viêm thực quản.

Viêm thực quản có thể gây ra các triệu chứng sau đây bên cạnh nuốt đau:

• đau ngực

• đau bụng

• khàn giọng

• ho

• ợ nóng

• buồn nôn

Thương tích vùng họng

Mặc dù ít gặp hơn các nguyên nhân khác, thương tích ở vùng họng cũng có thể dẫn đến đau khi nuốt.

Ăn hoặc uống thứ gì đó quá nóng có thể gây bỏng bên trong họng hoặc thực quản. Mọi người cũng có thể gây trầy xước hoặc rách ở vùng họng khi ăn bánh giòn hoặc khoai tây chiên có cạnh sắc.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, có thể chỉ đau ở một bên họng hoặc đau sâu hơn trong thực quản.

Chẩn đoán

 

xet nghiem.jpg

Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để chẩn đoán đau khi nuốt.

 

Chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị đau khi nuốt. Các bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán. Sau khi xem xét tiền sử bệnh và khám thực thể, bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm chẩn đoán sau:

• Nuôi cấy bệnh phẩm họng. Trong quá trình nuôi cấy, bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy mẫu chất nhầy ở họng, sau đó xét nghiệm chất nhầy này để xem nó có chứa bất kỳ sinh vật nào có thể gây nhiễm trùng hay không.

• Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu, bao gồm số lượng bạch cầu, giúp bác sĩ xác định có nhiễm trùng hay không.

• Uống thuốc cản quang. Uống thuốc cản quang là một loại chụp Xquang đặc hiệu của ống thực quản. Trước khi chụp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân uống một chất lỏng có chứa bari. Bari sẽ cho thấy con đường thức ăn đi từ miệng đến dạ dày.

• Chụp CT. Các bác sĩ sử dụng chụp cắt lớp vi tính để thu được hình ảnh của họng, giúp bác sĩ xác định bất kỳ sự bất thường nào, chẳng hạn như khối u, trong cổ họng hoặc thực quản có thể gây ra nuốt đau.

Điều trị

Điều trị nuốt đau thường phụ thuộc vào nguyên nhân.

Thuốc là điều trị chuẩn cho một số loại nhiễm trùng. Các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc chống nấm để điều trị nhiễm nấm và kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, bao gồm viêm họng liên cầu.

Khi bị viêm amiđan tái phát, hoặc viêm amiddan không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ có thể khuyên nên cắt amiđan.

Điều trị tại nhà

Có thể sử dụng các biện pháp sau để giảm đau tạm thời khi bị nuốt đau:

• Thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm sưng và viêm ở miệng, cổ họng và ống dẫn thức ăn, giúp nuốt dễ dàng và ít đau hơn.

• Thuốc kháng axit. Thuốc kháng axit không kê đơn (OTC) có hiệu quả giảm đau do trào ngược axit.

• Thuốc xịt họng. Thuốc xịt họng có thể làm tê họng giúp nuốt dễ hơn và ít đau hơn. Đây là những thuốc không cần đơn được bán ở nhà thuốc hoặc trên mạng.

• Súc họng bằng nước muối. Nước muối có thể làm giảm viêm giúp ít bị đau khi nuốt hơn. Pha khoảng 225ml nước ấm với 1 thìa cà phê muối và súc họng bằng dung dịch này nhiều lần trong ngày.

• Uống từng ngụm nước ấm. Đồ uống ấm, chẳng hạn như trà thảo dược, có thể giúp giảm đau. Tránh nước quá nóng vì có thể gây bỏng cổ họng.

• Tắm nước nóng. Hơi nước từ vòi sen nóng có thể giúp giảm viêm gây nuốt đau.

• Tránh rượu và thuốc lá. Các chất trong rượu và thuốc lá có thể gây kích ứng các mô mềm của miệng, họng và thực quản.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nuốt đau thường hết trong một vài ngày, nhất là nếu do cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp là cần thiết để xác định nguyên nhân và điều trị.

Tốt nhất là bạn hãy cân nhắc việc đi khám bác sĩ trong những tình huống sau:

• không rõ nguyên nhân gây nuốt đau

• đau kéo dài hơn một tuần hoặc ngày càng nặng hơn

• có một mảng trắng ở thành sau của họng

Cũng cần nhận ra khi nuốt đau có thể là một dấu hiệu cấp cứu. Nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nuốt đau xảy ra kèm theo:

• sưng họng

• khó thở

• khó há miệng

• chảy nước dãi bất thường

Triển vọng

Mặc dù có thể không thoải mái, nhưng đau khi nuốt thường chỉ là tạm thời. Tùy theo nguyên nhân, nuốt đau thường hết trong một vài ngày.

Ví dụ, nếu đau là do cảm lạnh, nó thường hết trong vòng một tuần.

Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây đau, điều trị thường thành công. Trong thời gian đó, mọi người có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để kiểm soát các triệu chứng và giảm bớt sự khó chịu.

Cẩm Tú/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa

Phòng dịch bệnh mùa mưa

20:15 , 12/07/2025

Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng

08:02 , 12/07/2025

Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ

08:00 , 12/07/2025

Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ

20:12 , 11/07/2025

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng

20:09 , 11/07/2025

Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh

19:50 , 11/07/2025

Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè

18:16 , 11/07/2025

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh

08:04 , 11/07/2025

Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII

18:00 , 10/07/2025

Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

21:44 , 09/07/2025

Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.