Đường dây nóng: 0237 3721150

Bí quyết “đọc” sơ đồ, tranh vẽ để học tốt Sinh học

Thực tế cho thấy, Sinh học 11 là môn học về sinh lí cơ thể nên kiến thức lí thuyết rất khó. Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác, những tranh vẽ, sơ đồ trong sách giáo khoa chính là kênh rất hiệu quả để học sinh lĩnh hội tri thức.

03/03/2016 08:14
Kinh nghiệm này được cô Dương Thị Hồng Gấm, giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) chia sẻ.

Học từ tranh ảnh

Học sinh khai thác thông tin từ tranh ảnh để lĩnh hội hiệu quả kiến thức thể hiện ở đó; từ đó, biết cách diễn đạt nội dung từ tranh ảnh, rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy như phân tích, so sánh, tưởng tượng, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa.

Hoạt động này sẽ tăng sự hứng thú học tập, khám phá, đặc biệt là giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ cho học sinh.

Cách khai thác từ tranh ảnh trong sách giáo khoa thực hiện theo các bước: Quan sát tổng thể tranh ảnh để biết chủ đề;

Phân tích tranh ảnh: Quan sát tranh từ trên xuống dưới hoặc từ trái qua phải, từ trong ra ngoài để xác định các chi tiết trong hình về số lượng, kiểu dáng, màu sắc, các chú thích nếu có...

Tổng hợp các chi tiết của tranh ảnh: Tìm mối quan hệ giữa các thành phần trong tranh ảnh để mô tả và đưa ra kết luận cần thiết (nếu tranh ảnh minh hoạ cho nội dung kênh chữ thì đối chiếu với kênh chữ để khẳng định những thông tin khai thác từ tranh ảnh).

Ví dụ: Khai thác thông tin từ tranh về sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các ngành, lớp động vật (Hình 18.1, Bài 18- Tuần hoàn, trang 72), học sinh thực hiện như sau:

Quan sát tổng thể để biết đó là tranh phác họa sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các ngành, lớp động vật:

screenhunter100_mar__02_09_55_brja.jpg

Phân tích tranh: Quan sát từ trên xuống dưới để chỉ ra những nội dung chính được đề cập trong hình: Tim và hệ mạch ở một số ngành, lớp động vật theo các chữ các A,B,C,D,E, G,H.

Qua màu sắc đỏ, xanh của tranh, thầy số vòng tuần hoàn, chất lượng máu đi nuôi cơ thể của động vật có xương sống.

Qua mũi tên chỉ đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở, thấy điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn của côn trùng với các động vật khác.

Sau khi quan sát tranh, học sinh trả lời được các câu hỏi và đưa ra kết luận về hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn: Có sự phức tạp hóa dần về cấu tạo và chuyên hóa dần về chức năng giúp động vật thích nghi với môi trường, thể hiện ở các đặc điểm:

Tim: Từ tim bên (ở giun) do động mạch bên biến đổi thành đến tim hình ống (ở côn trùng) do động mạch lưng biến đổi thành đến tim có ngăn (ở động vật có xương sống). Từ tim có 2 ngăn (cá) đến tim có 3 ngăn (lưỡng cư) đến có 3 ngăn và có thêm một vách ngăn hụt (bò sát) đến tim 4 ngăn (chim và thú).

Hệ mạch gồm: Động mạch, tĩnh mạch chưa có mao mạch (tạo thành hệ tuần hoàn hở) đến hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch có mao mạch nối giữa động mạch với tĩnh mạch (tạo thành hệ tuần hoàn kín).

Chất lượng máu đi nuôi cơ thể: từ máu pha nhiều (lưỡng cư) đến ít pha (bò sát) rồi không pha (chim và thú); Áp lực máu chảy chậm đến áp lực máu chảy nhanh đáp ứng nhu cầu ôxi cho cơ thể có kích thước lớn, hoạt động nhiều.

Khai thác thông tin từ sơ đồ trong sách giáo khoa

Sơ đồ trong sách giáo khoa Sinh học có tác dụng thể hiện mối quan hệ thứ bậc, tổng thể bộ phận, cấu tạo chức năng, hệ thống khái niệm hoặc thể hiện các quy trình của các hoạt động sống.

Như vậy, sơ đồ có tác dụng trực quan hoá nội dung học tập. Học sinh phải biết cách “đọc” thì mới lĩnh hội hết kiến thức trong sơ đồ. Hoạt động khai thác thông tin từ sơ đồ trong sách giáo khoa làm tăng hiệu quả lĩnh hội kiến thức cho học sinh.

Các bước khám phá kiến thức từ sơ đồ được thực hiện như sau: Đọc lướt để xác định nội dung chính của sơ đồ;

Đọc kỹ nội dung của sơ đồ: Đọc đỉnh và cung nối đỉnh để xác định mối quan hệ giữa các đỉnh. Đọc thêm chi tiết chú thích khác có trên sơ đồ để rút ra kết luận. Cuối cùng là diễn đạt kết luận cần thiết qua thông tin từ sơ đồ.

Ví dụ: Khai thác thông tin từ sơ đồ các giai đoạn của hô hấp (Hình 11.1, bài 11- Hô hấp ở thực vật, trang 47), giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:

screenhunter101_mar__02_10_01_gdcp.jpg

Xác định nội dung: Sơ đồ đề cập các giai đoạn của hô hấp.

Quan sát sơ đồ từ trên xuống dưới: Xác định mối quan hệ giữa các đỉnh, đỉnh lớn là đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp; đường phân là đỉnh xuất phát. Mũi tên lớn sang ngang lên men khi thiếu oxi.

Quan sát sơ đồ từ trái qua phải chỉ ra sản phẩm của hô hấp: Trong đường phân, biến đổi glucôzơ thành axit piruvic tạo NADH và ATP. Chu trình Crep tạo các sản phẩm NADH, FADH2, ATP, CO2 Chuỗi chuyền electron hô hấp sinh ra ATP, H2O

Quan sát giữa sơ đồ sang hai bên: Hình vẽ ti thể chỉ nơi xảy ra giai đoạn của quá trình hô hấp: giai đoạn đường phân diễn ra bên ngoài ti thể (trong bào tương), giai đoạn hô hấp hiếu khí (chu trình Crep) và chuỗi chuyền electron xảy ra ở ti thể.

Kết luận: Cơ chế hô hấp ở thực vật có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Xảy ra tại bào tương, quá trình đường phân biến glucôzơ thành axit piruvic giải phóng ATP và NADH.

Giai đoạn 2 : Hô hấp hiếu khí (xảy ra tại chất nền ti thể) hoặc lên men (xảy ra ở tế bào chất) theo sự có mặt của oxi, Nếu có ôxi, axit piruvic vào chu trình Crep giải phóng CO2, ATP và NADH, FADH2. Nếu không có ôxi, axit piruvic lên men tạo chất hữu cơ như axit lactic hoặc rượu êtilic.

Giai đoạn 3 : Xảy ra ở màng trong ti thể, chuỗi chuyền êlectron hô hấp biến đổi NADH, FADH2 của 2 giai đoạn trước thành ATP và H2O với sự tham gia của O2.

Hải Bình/Giaoduc&Thoidai


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

08:00 , 11/07/2025

Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

09:03 , 08/07/2025

Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

08:57 , 08/07/2025

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

15:15 , 07/07/2025

Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

19:49 , 06/07/2025

Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới  giảm nhẹ

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ

14:02 , 05/07/2025

Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

11:51 , 01/07/2025

Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

09:30 , 01/07/2025

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

07:04 , 30/06/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030

19:45 , 29/06/2025

Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.