Bí thư tỉnh Đồng Tháp: Thầy giáo thực thụ đừng “sợ” thầy internet, thầy Google…
“Hiện nay có "thầy Google", “thầy Internet"… Thay vì ra sức cạnh tranh với những “Người thầy 4.0”, các thầy giáo nên lựa chọn phương pháp tiên tiến, nhân văn… chuyền tải đến học viên về thái độ sống, tinh thần sẵn sàng nhập cuộc…” Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, chia sẻ.
Đến dự buổi lễ có đồng chí Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển giáo dục (Bộ GD&ĐT); lãnh đạo các trường ĐH, CĐ, các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành khu vực TP HCM và ĐBSCL cùng đến dự.
Trước yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cho vùng ĐBSCL, Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp được thành lập trên nền tảng Trường CĐ Sư phạm Đồng Tháp theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg ngày 10/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp là trường ĐH công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT đầu tiên với nhiều hệ đào tạo, nhiều cấp học của vùng ĐBSCL.

Tiền thân của trường ban đầu mang tên là Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp (được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày 26/12/1975; Trường Sư phạm Cấp II Đồng Tháp (thành lập năm 1977, đến năm 1984 đổi tên thành Trường CĐ Sư phạm Đồng Tháp); Trường Sư phạm Mẫu giáo Đồng Tháp (năm 1980); Trường Cán bộ Quản lý Đồng Tháp (năm 1985); Trường CĐ Sư phạm Đồng Tháp (từ năm 1989, trên cơ sở hợp nhất các trường CĐ và chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
Đến ngày 4/9/2008, Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp được đổi tên thành Trường ĐH Đồng Tháp - một trường ĐH công lập, đào tạo đa ngành, đa hệ, nhiều cấp học.
NGƯT.PGS.TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp, cho biết: Trong 15 năm, đội ngũ giảng viên của trường phát triển ấn tượng cả số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Trường đang có 585 công chức, viên chức; với 92% giảng viên có trình độ sau ĐH; trong đó có 4 phó giáo sư, 80 tiến sĩ, 299 thạc sĩ (với 79 người đang học nghiên cứu sinh), cùng với nhiều nhà khoa học, nhà giáo, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực tham gia giảng dạy, góp phần kiến tạo môi trường học thuật năng động với “một chương trình đào tạo ẩn” mang ý nghĩa nền tảng - đó là văn hóa nhà trường.
Qua 15 năm, trường có trên 1000 đề tài khoa học và công nghệ, công bố trên 1.800 bài báo, tạp chí khoa học. Trong đó có trên 230 bài báo công bố trên Tạp chí khoa học quốc tế. Hiện trường có 06 chuyên ngành thạc sĩ; 32 ngành đào tạo trình độ đại học với gần 15.000 học viên và sinh viên.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã biểu dương những thành tựu mà Trường ĐH Đồng Tháp đạt được trong thời gian qua.Chặng đường phát triển nhà trường được hình thành từ tinh thần lao động nhiệt tình, nỗ lực phấn đấu hết mình, ý tưởng sáng tạo không ngừng của toàn tập thể nhà trường. Vượt qua nhiều khó khăn, nhà trường đã nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ và phục vụ cộng đồng.

Ngoài ra, ông Lê Minh Hoàn còn dẫn dụ một thực tế rất ý nghĩa đội ngũ giảng viên khi thực tế cuộc cách mạng 4.0 tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và Giáo dục và đào tạo là một trong những ngành đón nhận nhiều nhất sự tác động từ làn sóng tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Cụ thể, những "thầy Google", "thầy Youtube" "thầy Internet"… đang sở hữu kho dữ liệu khổng lồ. Và những "Người thầy 4.0" này luôn sẵn sàng cung cấp kiến thức gần như miễn phí đến người học mọi lúc, mọi nơi. Do vậy, những “Người thầy 4.0” đang có xu hướng lấn át phương pháp giáo dục truyền thống khi vai trò chuyển tải, truyền đạt kiến thức của người thầy mất dần vị thế.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, nêu: “Thay vì cứ cạnh tranh không cân sức với những "Người thầy 4.0", Nhà trường, cán bộ quản lý, giảng viên có thể nghĩ đến việc tập trung vào những khía cạnh mà con người luôn vượt trội rô-bốt. Có câu châm ngôn thế này: "Đừng sợ máy móc sẽ thay thế con người, hãy sợ con người dần trở nên máy móc". Cho nên, Nhà trường cần thông qua những phương pháp tiên tiến, nhân văn và phù hợp để chuyển tải, truyền đạt, hun đúc đến sinh viên, học viên về thái độ sống và làm việc lạc quan, về tinh thần sẵn sàng nhập cuộc, luôn thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của thực tế cuộc sống, về tính hợp tác, khả năng làm việc nhóm, về trí tưởng tượng, sáng tạo, về việc dám ước mơ, và hơn hết, là "niềm tin có thể biến ước mơ thành hiện thực".
Dịp này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp vinh dự được nhận Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2017. Ngoài ra, nhiều cá nhân và tập thể của nhà trường được tặng cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Nguyễn Hành/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.