Biến chứng đáng sợ của tiêm filler ai cũng cần biết trước khi làm đẹp
Tiêm filler (chất làm đầy) từ lâu đã được ứng dụng để làm đẹp. Tuy nhiên biến chứng làm đẹp khi tiêm filler không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Càng gần đến Tết nhu cầu làm đẹp của chị em càng nhiều. Trong đó tiêm filler, tiêm chất làm đầy được nhiều người lựa chọn vì chi phí rẻ, hiệu quả nhanh, đơn giản.
Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), có 2 loại filler được dùng nhiều nhất là acid hyaluronic (HA) và collagen. Đối với chuyên khoa mắt, người ta dùng HA tiêm điều trị các bệnh liên quan đến mô mềm của mi, hốc mắt như co rút mi, lầm đầy cùng đồ kết mạc để lắp mắt giả, lật mi dưới, một số hình thái dị dạng mi…
Tuy nhiên ứng dụng nhiều nhất vẫn là mục đích làm đẹp. Filler khi tiêm trong da làm xóa đi các nếp nhăn quanh miệng, quanh mắt, vùng gò má, thái dương, quanh ổ mắt.

Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm chất làm đầy có thể để lại những biến chứng đáng sợ. Ảnh một ca tiêm chất làm đầy gặp biến chứng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Dù vậy, bác sĩ Cương khuyến cáo những biến chứng của tiêm filler đôi khi rất đáng sợ. Chất làm đầy nếu tiêm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch. Tiêm nhiều quá mức gây biến chứng chèn mạch. Những tai biến này nếu làm tổn thương tế bào, di chứng vĩnh viễn không thể loại bỏ do tế bào bị tổn thương, gây sẹo cho bệnh nhân.
Biến chứng tại mắt có thể xảy ra tức thời hay vĩnh viễn như tụ máu sưng nề vùng quanh mắt, đau và dị cảm, dị ứng, đặc biệt nếu tiêm calcium hydroxyapatite. Ngoài ra chỗ tiêm có thể bị hoại tử, nhiễm trùng do mụn mủ, bọc mủ, u hạt.
Trong đó các tai biến mạch máu rất đáng sợ và khó lường. Bản thân bác sĩ Cương từng cấp cứu một bệnh nhân mới 25 tuổi nhưng mắt phải đã bị mù sau tiêm filler tại một spa tư nhân.
Bệnh nhân được tiêm filler để làm đẹp vùng sống mũi và quanh mắt. Một mũi tiêm làm mắt phải bị mờ, đau chói. Sau 3 ngày bệnh nhân mới đến khá thì mắt phải xẹp, đầy máu và chất tiêm trong nội nhãn, xẹp tiền phòng. Xung quanh mắt là hốc mắt sưng nề, tụ máu do các mũi tiêm khác.
Theo bác sĩ Cương, có thể một mũi tiêm đã xiên thủng nhãn cầu, gây mất chức năng và chảy máu trong mắt, mắt bị mất chất dịch bên trong qua lỗ thủng nên mềm xèo.
Một bệnh nhân khác may mắn giữ lại được chút thị lực do filler chỉ gây tắc nhánh động mạch trung tâm võng mạc. Tuy nhiên nhiều trường hợp không được may mắn như thế.
Tại Mỹ cũng đã gặp những trường hợp bị mù do chất filler di chuyển gây tắc động mạch mắt, kèm theo cả nhồi máu não.
Bác sĩ Cương lưu ý khi đi tiêm filler làm đẹp, người dân cần lưu ý người tiêm phải là một bác sĩ được đào tạo về filler, là bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ da liễu và được cấp chứng chỉ hành nghề. Tại mắt, phải luôn hút thử seringue trước khi tiêm phòng khi tiêm vào mạch máu.
Khi tiêm có thể pha loãng, trộn với thuốc tê và thuốc co mạch để giảm đau, chống chảy máu. Hạn chế thể tích thuốc bơm vào cơ thể tối đa, bơm từ từ, không căng quá.
Đồng thời, người dân phải chọn cơ sở uy tín, người tiêm được đào tạo tốt và filler có xuất xứ đáng tin.
Nam Phương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.