Biến đổi khí hậu đang đe dọa sức khỏe toàn cầu
Từ ngày 11 – 22/11, Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) sẽ diễn ra tại Azerbaijan, trong bối cảnh năm 2024 được dự đoán là năm nóng nhất trong lịch sử và thế giới tiếp tục đối mặt các hậu quả thảm khốc từ lũ lụt, hạn hán, nắng nóng và bão lốc.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa sức khỏe toàn cầu
Theo cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), năm 2024 "gần như chắc chắn" sẽ vượt qua năm ngoái để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử. Dự báo cũng cho thấy 2024 có thể là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,5 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900. Mốc nhiệt độ này là một cảnh báo quan trọng, vì giới hạn tăng nhiệt độ 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp được xem như ngưỡng an toàn trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, nhằm hạn chế những tác động nguy hiểm và không thể đảo ngược khi Trái Đất nóng lên.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo: "Biến đổi khí hậu đang khiến chúng ta lâm bệnh, và hành động cấp bách bây giờ là vấn đề sống còn". Các đợt hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác cũng ảnh hưởng tới mùa màng, dẫn đến tình trạng thiếu đói và đe dọa an ninh lương thực ở nhiều khu vực. Theo WHO, có tới 99% dân số thế giới hít thở bầu không khí vượt ngưỡng an toàn về ô nhiễm. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, tiểu đường và nhiều vấn đề khác, tạo ra nguy cơ lớn về sức khỏe. Theo ước tính, mỗi năm có gần 7 triệu ca tử vong sớm liên quan ô nhiễm không khí.
Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, báo New York Times ngày 8/11 đưa tin nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chuẩn bị các sắc lệnh hành pháp và thông cáo về việc rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris một lần nữa. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã hủy bỏ hàng trăm biện pháp bảo vệ môi trường và quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu vì cho rằng các hoạt động chống biến đổi khí hậu quá tốn kém. Kể từ khi 200 quốc gia cùng ký kết tham gia Hiệp định Paris vào năm 2015, Mỹ là nước đầu tiên rút khỏi hiệp định này.
Khủng hoảng chính trị tại Đức: Khoảng 65% cử tri mong muốn tiến hành bầu cử sớm
Khoảng 65% cử tri Đức mong muốn tiến hành bầu cử càng sớm càng tốt, cụ thể là vào tháng 1 năm sau, thay vì theo mốc thời gian được Thủ tướng Scholz đưa ra trước đó là vào tháng 3/2025. Đây là kết quả cuộc thăm dò mới nhất mà Đài truyền hình công cộng ARD công bố ngày 8/11
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 vượt mốc 6.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, cùng với quyết định cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục. Chốt phiên giao dịch ngày 8/11, chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 5.995,54 điểm, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong phiên là 6.012,45 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này bứt phá khỏi mốc 6.000 điểm, mốc được xem là quan trọng về mặt tâm lý.
Mỹ thúc đẩy nỗ lực ngoại giao chấm dứt xung đột tại Trung Đông
Ngày 8/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực xúc tiến giải pháp ngoại giao nhằm đạt được các thỏa thuận chấm dứt tình trạng xung đột của Israel ở Dải Gaza và Liban, thông qua các cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và những người đồng cấp trong khu vực.
IISS: Năng lực quốc phòng châu Âu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực
Theo báo cáo do Viện Nghiên cứu an ninh quốc tế (IISS) của Anh công bố ngày 8/11, dù đã tăng chi tiêu, song năng lực quốc phòng của châu Âu lại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực.
Hội nghị COP16 tại Colombia bế mạc
Ngày 2/11, Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (COP16) tại thành phố Cali (Colombia) đã bế mạc mà không đạt được thỏa thuận về lộ trình tăng cường tài trợ cho hoạt động bảo vệ các loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Lễ hội “Ngày của người chết” của người dân Mexico
Ngày 2/11, Hàng trăm vũ công trong trang phục dân gian sặc sỡ cùng khuôn mặt trang điểm tựa những xác chết đã tham gia diễu hành trên những đại lộ chính tại thủ đô Mexico City nhân “Ngày của người chết”, một trong những lễ hội tâm linh quan trọng nhất tại Mexico cũng như một số quốc gia Mỹ Latinh.
Căng thẳng tại Trung Đông: Máy bay ném bom B-52 của Mỹ đến Trung Đông
Quân đội Mỹ ngày 2/11 thông báo máy bay ném bom B-52 của nước này đã đến Trung Đông. Trong bài đăng trên mạng xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ phụ trách Trung Đông và các quốc gia xung quanh cho biết: "Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress từ Phi đội ném bom số 5 của Căn cứ Không quân Minot đã đến khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ".
Anh: Đảng Bảo thủ có nữ lãnh đạo thứ tư
Ngày 2/11, đảng Bảo thủ Anh thông báo, bà Kemi Badenoch đã trở nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ đối lập sau khi đánh bại ông Robert Jenrick trong cuộc đua giành vị trí kế nhiệm cựu Thủ tướng Rishi Sunak, người đã từ chức thủ lĩnh đảng sau thất bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7.
Nga và Ukraine bất đồng về việc trao đổi tù binh
Các cuộc đàm phán mới về trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có kết quả, khi hai bên đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau.
Kinh tế Trung Quốc dự kiến phục hồi vững chắc hơn trong quý 4
Số liệu thống kê của Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô Trung Quốc cho thấy, sự phục hồi kinh tế hiện nay của nước này ngày càng vững chắc hơn, các nền tảng kinh tế như sản xuất công nghiệp, lưu thông nội bộ, vật tư cơ bản… ngày càng vững chắc, lực lượng sản xuất mới năng động hơn, qua đó cho thấy sự phục hồi kinh tế dự kiến sẽ được củng cố hơn nữa trong quý 4/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.