Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).
![]() |
Theo Bộ Tài chính, do thay đổi Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) từ phiên bản 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi bao gồm 30 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng tập trung ở các nhóm hàng: Chế phẩm ngũ cốc (Chương 19), sơn - véc ni (Chương 32), plastic và sản phẩm bằng plastic (Chương 39), giấy bìa (Chương 48), quần áo (Chương 62), sắt thép (Chương 72), sản phẩm bằng sắt, thép (Chương 73), máy điện, thiết bị điện (Chương 85), bộ phận xe (Chương 87), nhà lắp ghép (Chương 94). Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Hiệp định, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện (Chi tiết tại Phụ lục 2 về nguyên tắc và kết quả chuyển đổi Biểu thuế VKFTA từ AHTN 2017 - AHTN 2022).
Thuế suất VKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Theo lộ trình cam kết, thuế suất trung bình của biểu thuế VKFTA giai đoạn giai đoạn 2022-2029 là 3,78%. Về tổng thể, Biểu thuế VKFTA gồm 11.449 dòng thuế với 11.388 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 26 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số, trong đó 333 dòng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Khu công nghiệp Khai Thành GIC.
Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 6 giai đoạn: (i) Từ 01/12/2022 đến 31/12/2022; (ii) Từ 01/01/2023 đến 31/12/2023; (iii) Từ 01/01/2024 đến 31/12/2024; (iv) Từ 01/01/2025 đến 31/12/2025; (v) Từ 01/01/2026 đến 31/12/2026; (vi) Từ 01/01/2027 đến 31/12/2027.
Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới, tỷ lệ số dòng thuế thuộc danh mục xóa bỏ cam kết theo AHTN 2022 tăng hơn so với AHTN 2017, trong khi số dòng có thuế giảm đi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định VKFTA theo AHTN 2017/2022 được chi tiết sau đây:
|
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cam kết, thuế suất VKFTA được cắt giảm dần qua các năm như sau: 3,82% (từ 01/12/2022 đến 31/12/2022); 3,8% (từ 01/01/2023 đến 31/12/2023); 3,78% (từ 01/01/2024 đến 31/12/2024); 3,78% (từ 01/01/2025 đến 31/12/2025); 3,78% (từ 01/01/2026 đến 31/12/2026); 3,78% (từ 01/01/2027 đến 31/12/2027).
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.

PMI tháng 4 chỉ đạt 45,6 điểm
Sáng 5/5/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2025. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Hàng không Việt Nam tăng hơn 19% số chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái
Theo Cục Hàng không Việt Nam, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, hoạt động khai thác vận tải hàng không đã diễn ra sôi động, tăng trưởng cao và cơ bản ổn định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.