Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hồng Kông (Trung Quốc)
(TTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 07/2020/NĐ-CP biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mai Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 (thuế suất AHKFTA).
![]() |
Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mai Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AHKFTA phải đáp ứng đủ điều kiện: 1- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này; 2- Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc; 3- Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định của Hiệp định AHKFTA và quy định của Bộ Công Thương; 4- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AHK theo quy định của Hiệp định AHKFTA và quy định của Bộ Công Thương.
Ban hành kèm theo Nghị định này: Phụ lục I - Nội dung về chuyển đổi biểu thuế AHKFTA từ AHTN 2012 sang AHTN.
Phụ lục II - Báo cáo đánh giá tác động của Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông.
Theo báo cáo đánh giá tác động của Nghị định, theo nghiên cứu của Ban Thư ký ASEAN, với cơ cấu kinh tế đặc trưng của Hồng Kông có tỷ trọng cao của các ngành dịch vụ (chiếm 95% GDP), cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại, nền hành chính tiên tiến, nhân lực chất lượng cao cùng với sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, vận tải biển, hàng không v.v, Hiệp định AHKFTA sẽ góp phần giảm thiểu các rào cản, khuyến khích thương mại và đầu tư, do đó, sẽ giúp đa số các nước ASEAN (trừ Lào) tăng GDP.
Vì vậy, hợp tác với Hồng Kông trong khuôn khổ AHKFTA có thể đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Đến nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Hồng Kông chưa cao, chủ yếu là hàng thủy sản, một số loại rau quả và gạo. Dự kiến, việc thực thi trong khuôn khổ AHKFTA sẽ thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu nông, thủy sản và thực phẩm chế biến từ Việt Nam sang thị trường Hồng Kông trong thời gian tới. Về nhập khẩu, việc cắt giảm thuế theo Hiệp định AHKFTA góp phần đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu.
Hiệp định AHKFTA cũng giúp tăng cường cơ hội thu hút đầu tư từ Hồng Kông vào Việt Nam cũng như cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/2/2020. Đối với các tờ khai hải quan của mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 11/6/2019 đến trước ngày 20/2/2020, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và nếu đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
HQ (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động
Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.