Bộ đội biên phòng Thanh Hóa thực hiện lời dạy của Bác
Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Bộ đội biên phòng Thanh Hóa gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động của lực lượng biên phòng Việt Nam, trong đó trọng tâm là cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới”. Thông qua cuộc vận động này, bộ đội biên tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo để triển khai các mô hình, chương trình, phần việc cụ thể và thiết thực, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới.
Là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, ngăn chặn tội phạm trên biên giới, phòng Phòng chống ma tuý và tội phạm, Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã cụ thể hóa lời Bác dạy vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống mua bán người…vv. Lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị cơ sở làm tốt công tác nắm tình hình hoạt động ở khu vực biên giới và trên biển; chủ động triển khai lực lượng, biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy. Riêng trong năm 2022, đơn vị đã xác lập và tổ chức đấu tranh 05 Chuyên án và 41 kế hoạch nghiệp vụ, qua đó phát hiện, bắt giữ và xử lý 147 vụ với 184 đối tượng vi phạm pháp luật. Trong đó có 49 vụ với 58 đối tượng tàng trữ, buôn bán và vận chuyển ma túy, thu giữ 1630 gam Heroin, trên 171 nghìn viên ma túy tổng hợp, 500g nhựa thuốc phiện, 52kg quả thuốc phiện và nhiều tang vật khác.
Đại tá Phạm Văn Sánh, Trưởng Phòng Phòng, chống ma tuý và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá cho viết: "Chúng tôi thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, các bộ chiến sĩ đã xác định khó khăn, nguy hiểm để cùng với các lực lượng đấu tranh ngăn chặn các loại ma túy triển khai nhiệm vụ lập được nhiều chiến công, đấu tranh ngăn chặn, hạn chế lượng ma túy thẩm thấu qua biên giới, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, phòng ngừa loại tội phạm này."
Thực hiện lời Bác dạy đối với lực lượng bộ đội biên phòng: "Đoàn kết cảnh giác, liêm chính kiệm cần, hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, dũng cảm trước địch, vì nước quên thân, trung thành với Đảng, tận tụy với dân", Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tham gia hỗ trợ chính quyền và nhân dân biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Dấu chân người lính mang quân hàm xanh đã in dấu suốt dải đất biên cương xứ Thanh. Các anh không ngại khó khăn, gian khổ bám sát địa bàn để thực hiện "5 cùng": cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc và cùng bảo vệ biên giới với người dân. Qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới, Bội đội biên phòng Thanh Hóa đã có 542 đảng viên được phân công phụ trách giúp đỡ trên 2.700 hộ, trong đó gần 1.800 hộ là người dân tộc thiểu số; 2.179 hộ chính sách, khó khăn; 352 hộ có mối quan hệ chính trị, xã hội phức tạp; 256 hộ có mối quan hệ thân tộc, dân tộc hai bên biên giới. Các đảng viên biên phòng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình về tham gia giữ gìn an ninh biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vụ việc liên quan đến giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, các vấn đề nóng vùng giáp biên. Các đảng viên biên phòng cũng đã tích cực hướng dẫn các hộ gia đình phát triển kinh tế- xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đại úy Trịnh Đình Duyên, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi quán triệt và xây dựng kế hoạch xuông nhân dân, giúp nhân dân xây dựng các mô hình trồng trọt chăn nuôi, vận động nhân dân tham gia mô hình tổ tự quản, tham gia bảo vệ biên giới cùng lực lượng biên phòng. Từ đó tình hình an ninh trật tự giữ vững, không xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự."
Để đồng hành, hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên giới, Bộ đội biên phòng tỉnh Thanhh Hóa cũng đã tích cực triển khai nhiều chương trình, việc làm thiết thực, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, như chương trình "Người thầy giáo quân hàm xanh", "Thầy thuốc quân hàm xanh", "Mái ấm biên cương", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", trao bò giống giúp người nghèo nơi biên giới; "Xuân biên phòng - ấm lòng dân bản".... Những việc làm trên đã củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc thiểu số với Đảng, Nhà nước, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào trong lao động, sản xuất; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tham gia tích cực và hiệu quả trong công tác phối hợp tuần tra kiểm soát, quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm...vv. Từ đó, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Ông Nguyễn Thành Lương, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Bát Mọt đã phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ tích cực chủ động tham mưu cho chính quyền huyện ban hành chủ trương, nghị quyết sách đúng với tình hình địa phương, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương đóng chân trên địa bàn và các đơn vị kết nghĩa thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân."
Bà Lương Thị Hạnh, Bí thư Huyện ủy huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóá cho biết: "Các Đảng viên biên phòng đã tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật tới nhân dân, tham giam khắc phục các đợt thiên tai bão lũ, hỗ trợ học bổng để con em dân tộc nghèo được đến trường. Với những việc làm thường xuyên và ý nghĩa như vậy chương trình 681 đã tác động tích cực đến nhận thức tâm tư của bà con vừa có ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ người dân và đưa dân gần hơn với lực lượng biên phòng để giữ vững chủ quyền an ninh biến giới."
Thực hiện lời Bác Hồ dạy: "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long", từ năm 2014, Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho chính quyền các địa phương tổ chức kết nghĩa các cặp thôn bản dọc biên giới 2 tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn. Đến nay đã có 17 cặp bản biên giới kết nghĩa, cùng hỗ trợ nhau phát triển sản xuất và bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ gìn trật tự an ninh thôn bản. Có 6 Đồn Biên phòng cơ sở kết nghĩa với 3 Đại đội Biên phòng của tỉnh Hủa Phăn. Ngoài việc thường xuyên tổ chức các buổi thăm, giao lưu đoàn kết, các đồn biên phòng đã hỗ trợ hàng tỉ đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn bản, hỗ trợ cây con giống, hỗ trợ học bổng cho các bản và các đơn vị kết nghĩa của tỉnh Hủa Phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về việc chăm lo cho thế hệ trẻ, sau 6 năm thực hiện chương trình" nâng bước em đến trường" Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn đỡ đầu cho 84 học sinh ở các xã biên giới có hoàn cảnh khó khăn và nhận nuôi 5 em theo chương trình "con nuôi biên phòng" với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng. Ðây là số tiền đóng góp của cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và nguồn huy động từ các tổ chức xã hội từ thiện, cá nhân giàu lòng hảo tâm. Trong quá trình nhận đỡ đầu, các đồn biên phòng còn cử cán bộ, chiến sĩ thường xuyên gặp gỡ, giúp đỡ về vật chất và động viên tinh thần vượt khó cho gia đình và học sinh. Thành tích học tập, rèn luyện của các em học sinh được các đồn biên phòng đỡ đầu nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể.
Thượng tá Lê Văn Toản, Chính trị viên Đồn biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đây là chương trình nhân văn, tạo sức lan tỏa lớn. Thực hiện chương trình này đơn vị tạo rất nhiều nguồn lực để giúp đỡ các cháu bằng sự đóng góp của các cán bộ chiến sĩ và nguồn huy động từ các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân. Hàng năm trong các ngày lễ tết chúng tôi thường có các phần quà động viên các cháu. Đơn vị cũng cử cán bộ trực tiếp theo dõi, hỗ trợ động viên gia đình và các cháu vươn lên trong cuộc sống và học tập."
Thầy giáo Trần Văn Liêm, Hiệu trưởng trường THCS Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gia qua, nhờ sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và các cơ quan đoàn thể giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Nhà trường cũng tạo điều kiện tốt nhất để giúp các em học tập. Qua đó cũng thấy được các em đã vươn lên học tập tốt hơn, qua đây kêu gọi bộ đội biên phòng và các em tiếp tục ủng hộ hơn nữa để nhiều học sinh ở vùng biên giới được đến trường."
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành động lực to lớn để bộ đội biên phòng Thanh Hóa khắc phục mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Bọ đội biên phòng đã có đóng góp quan trọng, chăm lo cho đời sống của đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, từ đó góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.