Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh một số nội dung của chương trình giáo dục phổ thông
Ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông với các nội dung như: điều chỉnh chương trình môn Lịch sử, điều chỉnh số môn học lựa chọn.

Ảnh minh hoạ: THÀNH ĐẠT
Theo Thông tư vừa ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.
Việc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở bảo đảm giữ ổn định về quan điểm, mục tiêu, cấu trúc, lộ trình triển khai thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Môn học Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật.
Đối với Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông: Môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm (Theo Thông tư 32/2018). Việc điều chỉnh theo các nguyên tắc cơ bản sau: Tuân thủ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình của Chương trình tổng thể và đặc điểm môn học Lịch sử; Không thay đổi cấu trúc chương trình đã ban hành, củng cố kiến thức phổ thông ở giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức cốt lõi qua các chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học;
Bảo đảm dung lượng kiến thức phải phù hợp nhận thức của tất cả các đối tượng học sinh; Bảo đảm tính cơ bản, hệ thống; đồng thời giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông; Các chủ đề, nội dung lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh cấp trung học phổ thông; Coi trọng kiến thức Lịch sử dân tộc nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc;
Phần Lịch sử bắt buộc phải bảo đảm tính khả thi, bảo đảm sự phù hợp, vừa sức đối với tất cả học sinh; Chú ý đến sự hài hòa, tính logic, sự kết nối giữa nội dung các chủ đề phần Lịch sử bắt buộc với các chuyên đề theo định hướng nghề nghiệp có tính chuyên sâu.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc điều chỉnh chương trình bảo đảm sử dụng được sách giáo khoa lớp 10 đã biên soạn. Giáo viên đã được tập huấn thực hiện Chương trình 70 tiết/năm, nên đủ năng lực để dạy 52 tiết/năm (trong số 70 tiết/năm).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên cốt cán để triển khai tập huấn đại trà.

Khánh thành, bàn giao công trình Trường Tiểu học Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn
Sáng ngày 9/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Thanh Hoá và UBND phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình an sinh xã hội Trường Tiểu học Hải Lĩnh.

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 08/5/2025 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026
Theo Thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Chủ trương cần có lộ trình thực hiện từng bước, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính và khuyến khích xã hội hóa.

Từ 2025, thi và xét tốt nghiệp THPT có gì khác?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhiều học sinh được nhận học bổng từ FPT School Thanh Hóa
Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT Thanh Hoá đang triển khai chương trình học bổng mang tên “Fschools - Hành trình tỏa sáng”. Đây là chương trình nhằm khuyến khích phát triển năng lực của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội được học tập trong môi trường hiện đại, đa dạng trải nghiệm và được tôn trọng cá nhân để toả sáng theo cách riêng của mình.

Khoảng 60.000 biên chế giáo viên được giao nhưng chưa tuyển dụng
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết kỳ I năm học 2024-2025, cả nước còn khoảng 60.000 biên chế giáo viên được giao chưa tuyển dụng trong khi còn thiếu hơn 120.000 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập.

Lưu ý xác nhận nhập học với thí sinh trúng tuyển thẳng năm 2025
Theo Thông tư số 06/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 5/5/2025, quy định mới về xét tuyển thẳng đại học chính thức áp dụng. Thí sinh trúng tuyển thẳng xác nhận nhập học theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn tại huyện Thường Xuân
Chiều ngày 5/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn tại trường THCS Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.

Cả nước có 65 hội đồng thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26 và 27/6 với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi. Tất cả thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào 14h ngày 25/6.

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả đào tào ngoại ngữ
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI đang tạo ra những thay đổi rõ nét trong ngành giáo dục. Trong đó, đào tạo ngoại ngữ ghi nhận sự tác động tích cực rõ rệt. Với khả năng phân tích dữ liệu, học máy và phản hồi theo thời gian thực, AI đang từng bước giúp việc học ngôn ngữ trở nên thông minh, linh hoạt và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.