Bộ Tài chính nói gì về cơ cấu nợ công Việt Nam?
Nợ công đã tăng khoảng 12,2% GDP, từ mức 50% vào năm 2011 lên 62,2% vào cuối năm 2015. Thừa nhận tốc độ gia tăng nhanh chóng của nợ công song đại diện Bộ Tài chính khẳng định, cơ cấu nợ công của Việt Nam đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn với tỷ trong nợ nước ngoài ngày càng giảm.
Trao đổi về vấn đề nợ công, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 của Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ chiếm 80,8%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.
Trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39% năm 2011 lên 57% năm 2015 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuống còn 43% năm 2015. Ông Hiển khẳng định, diễn biến như trên phù hợp với Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030.
Trước đây, do áp lực huy động vốn lớn trong khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển, nguồn vay đầu tư trái phiếu Chính phủ (TPCP) chủ yếu là ngân hàng thương mại nên giai đoạn 2011-2013 buộc phải vay với kỳ hạn ngắn dẫn đến áp lực trả nợ trong ngắn hạn tăng lên.
Thực hiện Nghị quyết số 78/2014/NQ-QH13 và Nghị quyết số 99/2015/NQ-QH13 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo kéo dài thời hạn phát hành trái phiếu trong nước. Nhờ vậy, từ năm 2014, kỳ hạn đang ở mức 3 năm, đến năm 2015, kéo dài lên 4,4 năm và 6 tháng đầu năm 2016 thì kéo dài lên 5 năm góp phần giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn.
Đối với nợ nước ngoài, vay ODA, vay ưu đãi vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 94%) với kỳ hạn còn lại bình quân trên 10 năm.
Cũng theo ông Hiển, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn trong nước bình quân giảm từ mức 12%/năm vào năm 2011 xuống còn khoảng 6,5% vào năm 2014 và khoảng 6% vào năm 2015, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Đối với nợ nước ngoài do các khoản vay ODA, vay ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn, lãi suất bình quân tính đến cuối năm 2015 khoảng 2%/năm.

Bộ Tài chính khẳng định, cơ cấu nợ công Việt Nam đang ngày càng bền vững
Cơ cấu đồng tiền của danh mục nợ của Chính phủ tập trung vào một số đồng tiền chính bao gồm: đồng Việt Nam với tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ trọng 16%; Yên Nhật chiếm tỷ trọng 13% và Euro chiếm tỷ trọng khoảng 7%, còn lại là các đồng tiền khác.
Đánh giá về cơ cấu nợ công, ông Võ Hữu Hiển cho biết thêm, Bộ Tài chính đã phân tích về bền vững nợ công với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và có nhận định rằng: "Cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn".
Tăng trưởng giảm nhưng nhu cầu đi vay không giảm
Một điều đáng lưu ý là trong giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng khoảng 12,2% GDP, từ mức 50% vào năm 2011 lên 62,2% vào cuối năm 2015. So với mức tăng 9% GDP của giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng khá cao. Như vậy có thể thấy, cơ cấu nợ thì bền vững nhưng dư nợ công lại đang tăng nhanh.
Ông Võ Hữu Hiển lý giải, vấn đề nợ công tăng nhanh, nguyên nhân trước tiên là áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư toàn xã hội bình quân là 39% GDP. Sang giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ này đạt 42,9%GDP. Trong 5 năm 2011-2015, mặc dù mức vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 32% GDP.
"Đầu tư ở mức tương đối cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư chỉ khoảng 25% GDP dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn vốn cho đầu tư, đồng nghĩa với việc phải đi vay", ông Hiển cho biết.
Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển, cũng như rất nhiều các nước phát triển khác, buộc phải tăng vay nợ cho đầu tư, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ… từ đó khiến quy mô nợ công tăng lên.
Xét trên khía cạnh khác, đó là bối cảnh kinh tế giai đoạn 2011-2015 không thuận lợi, đặc biệt là việc điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ mức bình quân 7-7,5%/năm xuống 6,5-7,0%/năm cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Tăng trưởng - cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tài khóa, bội chi, vay nợ - thì giảm trong khi nhu cầu vay và các chỉ tiêu khác vẫn được giữ nguyên do phải tăng cường nguồn lực để thúc đẩy, duy trì, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Hệ quả tất yếu là tỷ lệ nợ công so với GDP tăng lên.
Ngoài ra, việc mất giá của đồng Việt Nam biến động khó lường của các đồng tiền vay khác như USD, JPY, CNY cũng làm quy mô nợ của Chính phủ tăng khi quy đổi sang đồng Việt Nam.
Ông Hiển cho rằng, nợ công không thể giảm ngay trong “một sớm một chiều” mà cần phải có lộ trình theo hướng phải giám sát kiểm soát kỹ các khoản vay mới và việc thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nợ công phải tuân thủ đúng dự toán được giao; tránh hiện tượng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, đặc biệt là tăng từ nguồn vốn vay do triển khai chậm trễ, không đúng tiến độ dẫn đến khối lượng tăng lên.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiên quyết cắt giảm bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) theo lộ trình đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020; tiếp tục giảm bảo lãnh Chính phủ, ưu tiên bố trí nguồn NSNN để trả nợ.
Cùng với đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm tăng nguồn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Hàng năm, cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi thị trường trong và ngoài nước… để chủ động xây dựng phương án điều chỉnh tổng mức vay và hạn mức nợ tương ứng để đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Bích Diệp/ Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - Cánh tay nối dài của chính quyền
Là nơi đầu tiên tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã được ví như “cánh tay nối dài” của chính quyền, đưa dịch vụ công đến gần dân nhất. Ghi nhận tại xã Quảng Bình, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Hỗ trợ hơn 274 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho hơn 8.800 hộ nghèo
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định điều chỉnh lần thứ ba Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo tại các khu vực đặc biệt khó khăn, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Thanh Hoá thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá đã công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Thông báo tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 2
Công ty Cổ phần thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa thông báo tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 2 như sau:

Bảo hiểm VietinBank Thanh Hóa chi trả hơn 1,7 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm khoản vay cho khách hàng
Sáng 7/7, Bảo hiểm VietinBank Thanh Hóa đã tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 1,7 tỷ đồng cho hai khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay tại VietinBank.

Xã Kim Tân: Kiểm tra rà soát công trình phòng chống lũ lụt
Ngay sau khi đi vào hoạt động ổn định, xã Kim Tân xác định công tác phòng chống thiên tai lũ lụt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Thông báo tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 1
Công ty Cổ phần thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa thông báo tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 1 như sau:

Bảo vệ kết cấu công trình giao thông
Thanh Hóa hiện có 13 tuyến quốc lộ và hơn 70 tuyến tỉnh lộ. Đặc thù các tuyến đường vốn được nâng cấp từ đường tỉnh và liên huyện, mặt đường hẹp, công tác bảo vệ kết cấu công trình giao thông tại một số địa phương có tuyến đường đi qua vẫn chưa quan tâm đúng mức. Không những thế, thời tiết mưa bão đã làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu công trình giao thông. Để khắc phục những tồn tại trên, Ban Quản lý bảo trì Công trình giao thông thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa đã nỗ lực làm tốt công tác bảo trì, bảo vệ kết cấu công trình giao thông trên tuyến, bảo đảm giao thông diễn ra thông suốt.

Nhộn nhạo xe điện “dù” tại khu du lịch Hải Tiến
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý xe điện không phép tại khu du lịch biển Hải Tiến (thuộc xã Hoằng Tiến). Tuy nhiên, đến nay các phương tiện này vẫn công khai hoạt động, thậm chí, ngày càng gia tăng về số lượng, hoạt động “nhộn nhạo” gây bức xúc cho người dân và khách du lịch.

Thanh Hóa phân cấp UBND xã quản lý đất đường sắt
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 77 về phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, bảo vệ, thực hiện biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm đất dành cho đường sắt thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.