Bộ Tài chính sẽ bãi bỏ nhiều thông tư về thuế vào đầu năm 2022
Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 sẽ bãi bỏ một số thông tư.
![]() |
Cụ thể, các thông tư về quản lý thuế sẽ bị bãi bỏ, bao gồm Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thông tư số 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 7/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường.
Thông tư số 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34a Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (đã được bổ sung tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC).
Thông tư số 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Một số điểm nổi bật của Thông tư số 80/2021/TT-BTC là việc các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khấu trừ thuế đã được hướng dẫn rất cụ thể. Theo đó, khi cơ quan thuế thông báo với hội sở chính của ngân hàng, khi đó các ngân hàng, tổ chức tín dụng mới thực hiện khấu trừ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nộp thuế và các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Một nội dung khác cũng rất đáng lưu ý đó là, người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nơi có trụ sở chính thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại trụ sở chính. Đồng thời, phân bổ số thuế phải nộp cho từng địa phương có hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, đối với hoạt động xây dựng, hoạt động chuyển nhượng bất động sản, cơ sở sản xuất có chi nhánh ở nhiều nơi, xổ số điện toán..., việc khai thuế đã được Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn rất rõ ràng và phân bổ số thuế phải nộp cũng phù hợp hơn.
Chẳng hạn, đối với hoạt động xây dựng, quy định trước kia nếu công trình xây dựng ở địa bàn tỉnh khác nơi có trụ sở chính, người nộp thuế phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai 2% trên giá trị công trình. Nhưng theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC, chủ đầu tư chỉ phải phải phân bổ 1% cho ngân sách địa phương nơi có công trình xây dựng.
Ngoài hoạt đông khai thuế, quy định về miễn giảm thuế, hoàn thuế, tiền chậm nộp khi ngân sách nhà nước chậm thanh toán, gia hạn chậm nộp... đã được hướng dẫn rất cụ thể.
Bên cạnh đó, thủ tục khai thuế được quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC cũng khác như thuế thu nhập cá nhân trước đây có thể khai thuế theo tháng, hoặc theo quý.
Nhưng theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế khai theo tháng. Chỉ khi nào thuế giá trị gia tăng khai theo quý, thì thuế thu nhập cá nhân mới được khai theo quý.
Hay, việc khai thuế, trước kia có những trường hợp khai ở chi nhánh, nơi cơ quan thuế quản lý trực tiếp (hoạt động xây dựng cơ bản thì khai vãng lai ở các địa phương), nhưng theo hướng dẫn của Thông tư số 80/2021/TT-BTC phải khai tập trung tại trụ sở chính, sau đó trụ sở chính phân bổ cho các địa phương có cơ sở hoạt động xây dựng.
Theo Báo Nhân Dân
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%
Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.