Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số giáo dục
Nhân dịp học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới 2021-2022, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có bài viết về chuyển đổi số giáo dục.
Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu tới độc giả toàn văn bài viết của Bộ trưởng.
|
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện với sinh viên Học viện Bưu chính Viễn thông tháng 9/2020. Ảnh: Trọng Đạt |
Chuyển đổi số giáo dục thì đầu tiên là cần một hạ tầng số băng thông rộng đến từng người dân và từng hộ gia đình. Hiện nay còn gần 2.000 điểm lõm sóng trên toàn quốc, Bộ TT&TT đặt mục tiêu hết năm 2021 sẽ không còn điểm lõm sóng. Cuối năm nay, các tỉnh cũng đang phấn đấu mỗi hộ gia đình ít nhất một điện thoại thông minh, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa. Sang đầu năm 2023 thì 100% người dân sẽ chuyển sang dùng điện thoại thông minh. Trước năm 2025 thì cơ bản mỗi hộ gia một đường Internet cáp quang siêu băng rộng. Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam luôn có giá ưu đãi đặc biệt cho giáo dục từ nhiều năm qua. Chiến lược Hạ tầng số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành năm nay đặt mục tiêu Việt Nam lọt vào top 30 thế giới trước năm 2025. Đây là một nỗ lực vô cùng to lớn của ngành Thông tin và Truyền thông đóng góp cho sự phát triển của đất nước, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo.
Nói đến chuyển đổi số là nói đến thanh toán điện tử. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh thanh toán điện tử cho ngành Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, thanh toán điện tử tại các trường học còn rất thấp, dưới 10%. Hai điểm nghẽn lớn nhất của việc này là chưa áp dụng thống nhất tiêu chuẩn kết nối thanh toán và việc có thu phí thanh toán điện tử. Bộ TT&TT đã thống nhất với ngành Ngân hàng về tiêu chuẩn kết nối thanh toán, đề nghị Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo áp dụng tiêu chuẩn này trong phần mềm quản lý thu phí của mình. Ngành Ngân hàng cũng đã thống nhất không thu phí thanh toán điện tử đối với các trường học. Phần còn lại là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu thanh toán điện tử ít nhất đạt 60% tại mỗi cơ sở giáo dục, trong năm 2022.
|
Một số trường đại học đã chuẩn bị hạ tầng số cho đại học số. |
Chuyển đổi số thì quan trọng nhất không phải công nghệ, cũng không phải tiền mà là quyết tâm chính trị của người đứng đầu. Nó quyết định tới 80% của thành công. Vì chuyển đổi số liên quan đến thay đổi cách vận hành. Công nghệ chỉ giúp chúng ta thực hiện việc thay đổi đó. Thí dụ, chúng ta có chấp nhận thi online không? Chúng ta có chấp nhận đại học số không? Về công nghệ thì chúng ta có nhiều doanh nghiệp công nghệ số tốt. Nhưng công nghệ số có 2 đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, muốn nó xuất sắc, muốn nó thông minh thì chúng ta phải dùng đã, vì chỉ có sử dụng mới làm cho nó hoàn thiện dần và xuất sắc. Thứ hai, muốn nó rẻ thì phải dùng chung. Cả 2 cái này chỉ có thể vượt qua bằng sự quyết tâm của người đứng đầu. Vì phản xạ tự nhiên của con người với cái mới là chê bai không muốn sử dụng vì ngại thay đổi, nhất là giai đoạn đầu. Và 44.000 trường học nếu tự phát là có xu thế mua 44.000 phần mềm khác nhau, vừa tốn kém, vừa không kết nối.
|
Học trò tham gia một lớp học cuối cùng để nói chuyện trực tiếp với các thầy cô, trong không gian lớp học trực tuyến vốn các con đã quen trong suốt những năm qua. |
Phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển số, vì nó tiêu tốn ít tài nguyên nhất. Các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tập trung chủ yếu cho phát triển số. Đổi mới sáng tạo thì cũng chủ yếu là trong lĩnh vực công nghệ số. Phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Quốc gia nào, ngành nào muốn bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng thì phải tận dụng cơ hội này. Nhưng phải là đi trước người khác, đi trước quốc gia khác. Nếu phải chọn một cái để đột phá trong giai đoạn 5 năm tới thì ngành giáo dục và đào tạo rất nên cân nhắc chọn chuyển đổi số, coi đây là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược chứ không phải là giải pháp tình huống ứng phó với Covid. Công nghệ số và chuyển đổi số có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề kéo dài của ngành giáo dục và đào tạo. Và Bộ TT&TT xin được đồng hành cùng Bộ GD-ĐT trong công cuộc chuyển đổi số.
|
Từ số 0, một trường phổ thông ở ngoại thành Hà Nội đã "lột xác" thành điểm sáng dạy học trực tuyến, với sự thay đổi của giáo viên. |
Lời giải chính cho chuyển đổi số giáo dục là các nền tảng số dùng chung. Ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Cuộc cách mạng số đã mang đến cho ngành một công cụ có tính cách mạng, đó là các platforms dùng chung toàn quốc. Và không chỉ là thực thi hiệu quả, nó còn cho phép ngành có những cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn nữa. Mỗi một nhu cầu sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số. Và nếu nhìn theo góc này, thì nhà trường, nhất là ở bậc đại học, ngày càng giống một doanh nghiệp công nghệ hơn là một trường học truyền thống. Và thực sự, nhà trường sẽ phải phát triển công nghệ và nội dung để dạy học. Nhưng nhà trường sẽ làm việc này bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ để đưa tri thức và phương pháp dạy học của mình nên các nền tảng số.
Xin chúc cho ngành giáo dục và đào tạo chuyển đổi số thành công và đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng và hạnh phúc!
Vietnamnet/Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
THCS Trần Mai Ninh: 30 năm đoàn kết – sáng tạo – chất lượng - vươn xa
Sáng ngày 29/12, trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hoá tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Vĩnh Lộc: Phiên toà giả định giáo dục pháp luật cho học sinh
Chiều ngày 26/12, tại Trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, Toà án Nhân dân huyện Vĩnh Lộc phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức phiên toà giả định nhằm tuyên truyền pháp luật về hành vi vi phạm giao thông đường bộ và tội giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.
Thanh Hoá có gần 98% giáo viên trình độ đạt chuẩn trở lên
Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá có 42.900 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, Tiểu học và THCS, trong đó có trình độ đạt chuẩn trở lên là gần 42.000 người, chiếm 97,7%. Để thực hiện Đề án "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030", tỉnh đang đẩy mạnh triển khai kế hoạch nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức ban hành Thông tư số 24 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng. Quy chế vừa ban hành có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm 1 buổi thi, 2 môn thi
(Chinhphu.vn) - So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1 buổi thi, 2 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách
Ngày nay, khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người có nhiều cách lựa chọn để cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức và phục vụ nhu cầu giải trí cho mình. Tuy nhiên, sách vẫn giữ vai trò quan trọng, bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống. Nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho thế hệ trẻ, nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo giúp các bạn trẻ tiếp thu kiến thức, cảm nhận cái hay, cái đẹp mà sách mang lại, hình thành phong trào đọc sách trong học sinh, đoàn viên, thanh niên và trong cộng đồng.
Chương trình trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ”
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trường Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Star City đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức chương trình học tập trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ” cho học sinh khối 4,5.
Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc
Việc đẩy mạnh tuyên truyền và phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua nhiều hình thức truyền thông và giáo dục, tình trạng học sinh hút thuốc ngày càng giảm, đồng thời mô hình trường học không khói thuốc được hình thành.
Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá còn 1.004 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 2,34%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định 71 ngày 30/6/2020 của Chính phủ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã tích cực vận động giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.