Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hủy thỏa thuận nhận tội với nghi phạm vụ khủng bố ngày 11/9
Ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J.Austin đã hủy thỏa thuận nhận tội với Khalid Sheikh Mohammed, bị cáo buộc là kẻ chủ mưu các vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001 tại nước này, cùng 2 đồng phạm đang bị giam giữ tại nhà tù quân sự Mỹ ở Vịnh Guantanamo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin - Ảnh: REUTERS
Quyết định được đưa ra hai ngày sau khi Mohammed cùng hai đồng phạm là Walid bin Attash và Mustafa al-Hawsawi đồng ý nhận tội để nhận án tù chung thân, nhằm tránh bị tuyên tử hình nếu bị xét xử. Lầu Năm Góc không nêu chi tiết thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ gửi đến bà Susan Escallier, người giám sát tòa án chiến tranh Guantanamo của Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Austin thông báo rút lại thẩm quyền của quan chức này trong việc ký các thỏa thuận nhận tội với 3 nghi phạm trước khi xét xử. Động thái này một lần nữa đặt án tử hình lên bàn cân đối với 3 nghi phạm.
Thỏa thuận với Mohammed và hai đồng phạm được cho là sẽ giúp kết thúc vụ án đã bế tắc nhiều năm ở Mỹ. Đề xuất thỏa thuận nhận tội từng gây nhiều tranh cãi từ các gia đình của gần 3.000 nạn nhân, khi một số người muốn các bị cáo phải đối mặt án tử hình.
Lực lượng chức năng Mỹ đã bắt giữ Mohammed vào năm 2003. Hắn bị cáo buộc là chủ mưu vụ điều khiển máy bay chở khách đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York và vào Lầu Năm Góc. Mohammed bị Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giam giữ trước khi chuyển đến Guantanamo, nơi đối tượng cùng 2 đồng phạm bị giam giữ cho đến hiện nay. Quá trình truy tố, xét xử bị kéo dài liên quan đến các biện pháp thẩm vấn mà lực lượng Mỹ áp dụng đối với các đối tượng này trong thời gian giam giữ.
Ngày 11/9/2001, cả thế giới rúng động khi 19 đối tượng khủng bố al-Qaeda chiếm quyền điều khiển 4 máy bay chở khách cỡ lớn, sau đó lần lượt cho máy bay chuyển hướng, tấn công hàng loạt mục tiêu ở Mỹ. Loạt vụ tấn công trên đã làm 2.977 người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác bị thương và gây ra thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD về tài sản và cơ sở hạ tầng, đồng thời gây những tổn thất tổng cộng ước tính lên tới 3.000 tỷ USD.
Serbia thừa nhận khó có thể gia nhập EU vào năm 2028
Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, nước này khó có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
UNICEF thúc đẩy bảo đảm việc mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 31/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thông báo đã phát hành gói thầu khẩn cấp để đảm bảo việc sở hữu vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) cho các quốc gia bị khủng hoảng.
Bangladesh có thể yêu cầu Ấn Độ dẫn độ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina về nước
Trong bối cảnh làn sóng phản đối bà Hasina ở trong nước tiếp tục kéo dài, cố vấn Đối ngoại của Chính phủ lâm thời Bangladesh Touhid Hossain mới đây cho biết, Bangladesh có thể yêu cầu nước láng giềng Ấn Độ trao trả cựu Thủ tướng Sheikh Hasina.
Thái Lan tổ chức chương trình “Con đường lụa Thái vươn ra thế giới” lần thứ 13
Ngày 31/8, sự kiện “Con đường lụa Thái vươn ra thế giới” - “Thai Silk Road to the World” lần thứ 13 đã diễn ra tại Hội trường Hải quân Hoàng gia Thái Lan tại thủ đô Bangkok với sự tham gia của đại diện nhiều ban ngành Chính phủ và ngoại giao đoàn các nước.
Ấn Độ có khả năng là nơi tổ chức hội nghị hòa bình thứ hai của Ukraine
Ngày 31/8 các nguồn tin cho biết, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại Ấn Độ nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Được biết, Tổng thống Zelensky đã đưa ra đề xuất trên với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm của ông đến Ukraine vào tuần trước.
Pháp: Liên minh cánh tả thúc đẩy việc luận tội Tổng thống Macron
Các đảng trong liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) đang kêu gọi sự ủng hộ từ các đảng chính trị khác nhằm luận tội Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên quan việc bổ nhiệm thủ tướng mới. Mới nhất, ngày 31/8, đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) kêu gọi các đảng chính trị khác ủng hộ nỗ lực của đảng này nhằm luận tội ông Macron vì “những thiếu sót nghiêm trọng” trong các nhiệm vụ theo hiến pháp.
Australia công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế
Australia đang nỗ lực giảm số lượng người nhập cư để giảm bớt áp lực đối với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của nước này với việc công bố hạn ngạch sinh viên quốc tế. Bộ giáo dục cho biết sẽ chỉ tiếp nhận 270.000 sinh viên quốc tế đến học tại các trường đại học và dạy nghề vào năm 2025.
Hàn Quốc: Chính phủ nỗ lực tìm giải pháp giảm tình trạng căng thẳng y tế
Trong một động thái mới nhất nhằm hạ nhiệt căng thẳng trong ngành y tế, ngày 27/8, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo đã kêu gọi các y tá và nhân viên y tế trên toàn quốc hủy bỏ kế hoạch đình công trong tuần này, đồng thời cho biết chính phủ đang thực hiện mọi biện pháp có thể để cải thiện điều kiện làm việc của họ.
Mỹ - Hàn bắt đầu cuộc tập trận “Ssangyong”
Từ ngày 26/8, lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến của Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận "Ssangyong" (Song Long) 2024, kéo dài đến ngày 7/9 tới.
Thủ tướng Đức tuyên bố siết chặt kiểm soát vũ khí và người nhập cư
Ngày 26/8, phát biểu trong chuyến thăm thành phố Solingen, nơi xảy ra vụ đâm dao 3 ngày trước, gây chấn động dư luận Đức, thủ tướng nước này Olaf Scholz đã tuyên bố sẽ thắt chặt các quy định về vũ khí, đồng thời sẽ làm rõ vấn đề hồi hương người nhập cư.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.