Bộ TT&TT bàn giao MobiFone và VNPT về cơ quan quản lý mới
Chiều 12/11/2018, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ TT&TT đã chính thức ký biên bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp của VNPT và MobiFone từ Bộ TT&TT về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Lễ bàn giao VNPT và MobiFone về Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước.
Tham dự tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kỳ vọng hai doanh nghiệp lớn của ngành Viễn thông - CNTT sẽ tiếp tục lớn mạnh, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế số của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết, sau khi thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành đã lần lượt chuyển giao các doanh nghiệp trực thuộc về Uỷ ban nhằm tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý doanh nghiệp.
Trước đó, các Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính , Bộ GTVT cũng đã chuyển giao sang Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước 12 công ty trực thuộc, gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA); và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Theo Phó Thủ tướng, việc chuyển giao này sẽ không làm vai trò của các Bộ bị giảm nhẹ mà để các cơ quan tập trung thực hiện tốt hơn vai trò quản lý Nhà nước, được quy định tại Điều 8 của Luật Quản lý, đầu tư và sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, việc tách bạch 2 chức năng trên cũng góp phần bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước hiệu quả hơn, tránh thất thoát, lãng phí.
Trong đợt này, Bộ TT&TT chỉ có 2 doanh nghiệp bàn giao nhưng theo đánh giá của Phó Thủ tướng, đây đều là 2 doanh nghiệp lớn có tổng tài sản trên 128.000 tỷ đồng, trong đó VNPT có quy mô tổng tài sản 95.633 tỷ đồng (vốn Nhà nước là trên 72.000 tỷ đồng), còn Mobifone là 32.538 tỷ đồng (vốn Nhà nước là 15.000 tỷ đồng).
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Uỷ ban coi trọng yếu tố con người, kiện toàn bộ máy tổ chức cấp chuyên viên, chuyên gia quản lý khối lượng lớn tài sản của đất nước. Phó Thủ tướng còn cho biết, VNPT đã được Thủ tướng đã phê duyệt tái cư cấu sắp xếp lại đầu năm nay và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để có thể cổ phàn hóa năm 2019. Đối với MobiFone còn vướng thương vụ AVG nên cổ phần hóa đang bị chậm lại. Phó thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT xác nhận lại giá trị tài sản của MobiFone sau khi nhận lại số tiền của AVG và giải quyết vướng mắc khó khăn để sẵn sàng cổ phần hóa doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, Phó Thủ tướng kỳ vọng 2 doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông sẽ có nhiều điều kiện thực hiện đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển nền kinh tế số, mô hình kinh doanh chia sẻ, chính phủ điện tử và hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. "Viễn thông và CNTT hết sức quan trọng trong cách mạng 4.0. VNPT và MobiFone rất quan trọng trong kinh tế số và kinh tế chia sẻ, chính phủ điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là công nghệ tài chính. VNPT và MobiFone sẽ phải mạnh hơn nữa và đổi mới sáng tạo hơn sau khi bàn giao về Ủy ban. Các doanh nghiệp này phải được quản lý tốt hơn tránh việc thất thoát vốn và nâng cao việc quản lý vốn tài sản của nhà nước. Có như vậy mới là đích cuối cùng nhắm đến tập trung lĩnh vực quan trọng và nâng cao vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp này" Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, VNPT và MobiFone là 2 doanh nghiệp lớn của ngành TT&TT, hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua có gắn bó lịch sử với ngành TT&TT.
Bộ trưởng cho rằng việc bàn giao các DN lớn của đất nước về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là thay đổi cách quản trị, tách bạch quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Ủy ban là đơn vị tập hợp các doanh nghiệp lớn sẽ tạo nên một sức mạnh rất lớn cho đất nước.
Bộ trưởng Hùng khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý, thị trường cho doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông phát triển, đồng thời tiếp tục sát cánh cùng Ủỷ ban trong hỗ trợ các doanh nghiệp”.
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh cho biết, ngày 29/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban, trong đó Ủy ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tổng công ty, DNNN. Ngày 9/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 1515/2018 ban hành quy chế trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp về Ủy ban. Sau khi Nghị định 131/2018 có hiệu lực, Ủy ban đã cùng với Bộ TT&TT phối hợp thống kê, rà soát và thống nhất hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT và Mobiffone về Uỷ ban. Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cũng bày tỏ sự cám ơn lãnh đạo Bộ TT&TT đã hỗ trợ, hợp tác có hiệu quả để việc bàn giao được nhanh chóng, đúng thời hạn.
Khôi Linh/ Dân trí
Đọc thêm

Hơn 44.800 tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến id.vn
Tên miền id.vn là không gian tên miền mới, dành riêng cho cá nhân, với ý nghĩa thể hiện bản sắc cá nhân trên không gian mạng. Tính đến hết ngày 15/4/2025, đã có 44.800 tên miền id.vn được cấp, tăng 132% so với cùng kỳ tháng 4 năm ngoái.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.