ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.

29/07/2022 16:12

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua tiếp xúc, giọt bắn, quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con

Theo đó, đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. 

Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

 Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong. 

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Các giai đoạn của bệnh đậu mùa khỉ 

Thời gian ủ bệnh: 6 - 13 ngày (dao động từ 5 - 21 ngày): Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.  

Giai đoạn khởi phát: từ 1 - 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Virus có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.  

Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 - 3 ngày, với tính chất sau: 

- Vị trí: Phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.  

- Tiến triển ban: Tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao), sau đó thành mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong), mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng), đóng vảy khô, bong tróc và có thể để lại sẹo. 

- Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1cm.  

- Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.  

 Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.  

Phân loại ca bệnh đậu mùa khỉ thế nào?

Bệnh được chia thành 3 thể:

Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào.

Thể nhẹ: Các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.

Thể nặng: thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,...), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn da, với các biểu hiện sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục.

Một số có thể bị viêm phổi (ho, tức ngực, khó thở), viêm não (ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê), nhiễm khuẩn huyết (sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng).

Cũng theo hướng dẫn này, ca bệnh nghi ngờ gồm 2 trường hợp sau.

Thứ nhất là ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau: 

 - Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh.  

 - Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. 

Thứ hai là có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ.  

Ca bệnh xác định là trường hợp có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ.  Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đậu mùa, thuỷ đậu, herpes lan tỏa và tay chân miệng.  

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ thế nào?

Bộ Y tế nêu rõ thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định;

- Điều trị triệu chứng là chủ yếu;

- Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý;

- Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,...) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam.

- Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 2.

Theo Bộ Y tế ca bệnh đậu mùa khỉ xác định là trường hợp có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ. Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đậu mùa, thuỷ đậu, herpes lan tỏa và tay chân

Với thể nhẹ chủ yếu điều trị triệu chứng như:

 - Hạ sốt, giảm đau.

 - Chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng.

 - Bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải.  

 - Cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức. 

 - Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định. 

Thể nặng: Cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã an hành 

 Thuốc điều trị đặc hiệu được chỉ định những trường hợp như:

+ Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não...). 

+ Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao...). 

+ Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi. 

+ Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 

+ Những người đang có bệnh cấp tính tiến triển. 

- Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới

 Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng phân tuyến điều trị theo thể bệnh. 

Theo đó, tại y tế xã/phường, quận/huyện sẽ điều trị ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh.  

Tuyến tỉnh, Trung ương sẽ tiếp nhận ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai), ca bệnh có biến chứng nặng.  

 Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị: 

- Giảm thị lực. 

- Giảm ý thức, hôn mê, co giật.

- Suy hô hấp.

- Chảy máu, giảm số lượng nước tiểu.

- Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.  

Tiêu chuẩn xuất viện  

 - Người bệnh cách ly tối thiểu 14 ngày và 

 - Người bệnh hết các triệu chứng về lâm sàng (không xuất hiện tổn thương trên da mới tối thiểu 48 giờ và các tổn thương cũ đã đóng vảy).

 Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn: truyenhinhthanhhoa.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

20:26 , 03/04/2025

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Huyện Thọ Xuân tích cực chuẩn bị lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2025

Huyện Thọ Xuân tích cực chuẩn bị lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2025

20:10 , 03/04/2025

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2025 kỷ niệm 1020 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành sẽ diễn ra vào ngày mồng 5/4 (tức là ngày 8/3 âm lịch). Đây là lễ hội có quy mô cấp tỉnh được huyện Thọ Xuân tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc.

Không khí chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng tại thành phố Thanh Hóa

Không khí chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng tại thành phố Thanh Hóa

20:09 , 03/04/2025

Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung. Và đối với người dân thành phố Thanh Hóa, mảnh đất nằm bên núi Rồng, sông Mã, nơi hình thành trận địa Hàm Rồng lịch sử, những ngày qua, các hoạt động chào mừng diễn ra trong bầu không khí sôi nổi nhưng cũng không kém phần xúc động.

Hàm Rồng chiến thắng trong ký ức những cựu pháo thủ

Hàm Rồng chiến thắng trong ký ức những cựu pháo thủ

20:07 , 03/04/2025

Năm 1965, Trung đoàn pháo cao xạ 228 – thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận nhiệm vụ thay thế Trung đoàn 234 bảo vệ cầu Hàm Rồng. Lúc bấy giờ, biên chế trong các đơn vị của Trung đoàn phần lớn là con em Hà Nội và tỉnh Hà Bắc cũ, tuổi vừa mười tám, đôi mươi. Những năm tháng chiến đấu ở Hàm Rồng đã trở thành quãng đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất đối với mỗi người. 60 năm đã trôi qua, ký ức về Hàm Rồng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những pháo thủ năm xưa.

Khởi tranh Giải vô địch Pencak Silat Quốc gia năm 2025 tại thành phố Sầm Sơn

Khởi tranh Giải vô địch Pencak Silat Quốc gia năm 2025 tại thành phố Sầm Sơn

20:03 , 03/04/2025

Sáng ngày 3/4 tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao thành phố Sầm Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc Giải vô địch Pencak Silat Quốc gia năm 2025.

Triển lãm “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất tử”

Triển lãm “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất tử”

20:02 , 03/04/2025

Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, Trung tâm Triển lãm, Hội chợ - Quảng cáo – Đài Phát thanh & Truyền hình Thanh Hoá phối hợp cùng Trung tâm văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch thành phố Thanh Hoá đã tổ chức trưng bày triển lãm ảnh “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất diệt” tại Công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa. Triển lãm thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách tới tham quan.

Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống

Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống

20:01 , 03/04/2025

Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, sáng ngày 3/4, Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử (thuộc Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) đã tổ chức các hoạt động tri ân tại tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”

Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”

20:00 , 03/04/2025

Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), tối ngày 2/4, tại quảng trường Hàm Rồng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tới dự chương trình.

Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh triển khai công tác năm 2025

Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh triển khai công tác năm 2025

19:56 , 03/04/2025

Sáng ngày 3/4, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã chủ trì hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh uỷ Thanh Hoá

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh uỷ Thanh Hoá

19:50 , 03/04/2025

Sáng ngày 3/4, đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh uỷ Thanh Hoá về thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh Thanh Hoá.