ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bộ Y tế nói gì về việc không tiêm vaccine Covid-19 phải ký cam kết?

Về yêu cầu người dân không tiêm phải ký giấy cam kết, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong yêu cầu phòng chống dịch.

28/06/2022 08:07

TPHCM và một số địa phương vừa có yêu cầu trường hợp người dân không đồng ý tiêm vaccine phòng Covid-19 phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế có văn thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về việc kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19. Trong đó có nội dung thống nhất quan điểm truyền thông về tiêm vaccine là tiêm vaccine phòng chống dịch; địa phương nào không tiêm, người dân nào không tiêm để xảy ra dịch phải chịu trách nhiệm. Người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết. 

 

Bộ Y tế nói gì về việc không tiêm vaccine Covid-19 phải ký cam kết? - 1

Về vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết quan điểm tiêm vaccine là yêu cầu phòng chống dịch. Do đó mỗi người dân cần tiêm đúng lịch, đúng liều. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định vaccine là chiến lược trong giai đoạn bình thường mới và giai đoạn tiếp theo, đặc biệt khi xuất hiện biến thể mới. 

"Chúng ta biết ký cam kết là cam kết giữa 2 bên trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, thể hiện đặt vai trò cao hơn nữa. Việc ký cam kết nêu rõ trách nhiệm giữa các bên là cần thiết, đặc là giữa chính quyền và người dân để rõ hơn các hoạt động của mình", GS Lân nói. 

Theo ông, nguyên tắc để thực hiện với cam kết là để nâng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối với một vấn đề được quan tâm như vaccine thì việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong vấn đề thực hiện yêu cầu phòng chống dịch. 

Tại Việt Nam, thời gian qua việc tiêm vaccine phòng Covid-19 là tự nguyện. Vì thế, trước khi tiêm mỗi người đều phải ký vào bản cam kết tự nguyện tiêm.

 

Bộ Y tế nói gì về việc không tiêm vaccine Covid-19 phải ký cam kết? - 2

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết hiện người dân còn tâm lý lơ là, chủ quan, không đi tiêm mũi nhắc lại vì cho rằng đã mắc, đã tiêm vaccine. Cán bộ y tế gửi giấy mời đến tiêm thì nhận được tờ giấy người dân viết "Chúng tôi không đồng ý tiêm chủng, đừng gọi chúng tôi nữa".

"Bệnh dịch vẫn còn hiện hữu. Chúng tôi tha thiết khuyến khích người dân trong những tháng tới đi tiêm vaccine phòng Covid-19. Chúng tôi mong muốn các cán bộ y tế hết sức có trách nhiệm với từng liều vaccine", PGS Hồng nói. 

Theo bà, hiện nay Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng đã và đang thực hiện kịp thời việc phân bổ vaccine cho tất cả các tuyến. Với lô vaccine có hạn ngày 30/6, Viện đã thực hiện phân bổ từ giữa tháng 5. Hiện y tế cơ sở đã hết sức nỗ lực để vận động, truyền thông người dân đến tiêm, thậm chí tiêm cả vào đêm. 

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa khôn lường

Với biến thể phụ mới của Omicron, GS Lân cho biết vaccine vẫn có hiệu quả ứng phó với biến thể mới. Virus SARS-CoV-2 luôn tiến hóa, thậm chí tiến hóa khôn lường. Thế giới đánh giá sự tiến hóa của virus trên 5 yếu tố: sự lây lan, độ nặng, tăng sức chịu đựng lên đối với vaccine, giảm hiệu quả điều trị, chẩn đoán. 

"Theo dõi 2 năm qua, chúng ta thấy nhiều lúc virus tiến hóa khôn lường. Từ chủng gốc, bình thường một đại dịch sẽ đi theo hướng tăng dần miễn dịch (miễn dịch do vaccine và do mắc phải) thì giảm dần xu thế của dịch, cuối cùng biến mất hoặc trở thành dịch lưu hành. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 tiến hóa khó lường", GS Lân chia sẻ. 

Dẫn chứng điều này, GS Lân cho biết Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch từ chủng gốc đến Alpha, Delta, Omicron, thậm chí Omicron có đến 5 biến thể phụ. Tháng 9/2021 khi xuất hiện biến chủng Delta lây lan rất nhanh, chúng ta đã nghĩ đến kịch bản Vũ Hán nhưng đến tháng 11 xuất hiện biến chủng Omicron lây lan nhanh hơn. Thậm chí biến thể phụ BA4, BA5 lây lan nhanh hơn BA1, BA2. 

"Một điều chúng ta thấy qua các biến thể vừa rồi là vaccine có khác nhau trong đáp ứng với các biến thể nhưng nhìn chung vẫn giảm nhập viện nặng, giảm tử vong", GS Lân nhấn mạnh. 

Nam Phương/ Dân trí
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản

08:05 , 26/06/2024

Tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời gian cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ, do tỉ lệ tử vong cao và những di chứng nặng nề mà bệnh viêm não Nhật Bản để lại. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản.

Việt Nam tiếp nhận hơn 21,3 triệu đơn vị máu trong 30 năm

Việt Nam tiếp nhận hơn 21,3 triệu đơn vị máu trong 30 năm

07:00 , 26/06/2024

Tại Việt Nam, sau 30 năm chính thức phát động phong trào hiến máu, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận trên 21,3 triệu đơn vị máu.

Phấn đấu tiếp nhận trên 1.500 đơn vị máu tại Hành trình đỏ năm 2024

Phấn đấu tiếp nhận trên 1.500 đơn vị máu tại Hành trình đỏ năm 2024

18:05 , 23/06/2024

Dự kiến vào ngày 19/7 tới đây tỉnh Thanh Hoá sẽ tổ chức chương trình Hành trình đỏ năm 2024. Chương trình đặt mục tiêu sẽ tiếp nhận trên 1.500 đơn vị máu an toàn.

Tăng cường quản lý đối với hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân

Tăng cường quản lý đối với hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân

09:30 , 23/06/2024

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn giao triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2023.

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

16:50 , 22/06/2024

Từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã ghi nhận các ca mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Theo các chuyên gia y tế, bệnh tuy tỉ lệ mắc ít nhưng có mức độ nguy hiểm cao vì có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ đồng hồ. Tại Thanh Hoá, chưa ghi nhận các ca bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng nhiều người dân đã chủ động các biện pháp phòng ngừa.

Mỗi năm Việt Nam chỉ có 6% người chết não hiến tặng mô, tạng

Mỗi năm Việt Nam chỉ có 6% người chết não hiến tặng mô, tạng

09:38 , 22/06/2024

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước có 10 ca chết não hiến tạng. Dù số ca chết não hiến tạng đã tăng lên nhưng tình trạng thiếu tạng ở Việt Nam đang ở mức rất trầm trọng. Hàng nghìn người vẫn đang chờ để được ghép mô, tạng, giác mạc...

Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi

Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi

09:33 , 22/06/2024

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn công tác khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi. Theo đó, việc khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi được thực hiện ít nhất một lần một năm.

Bộ Y tế chấn chỉnh các cơ sở giám định pháp y tâm thần

Bộ Y tế chấn chỉnh các cơ sở giám định pháp y tâm thần

09:29 , 22/06/2024

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường quản lý, chỉ đạo trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng mạnh

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng mạnh

16:14 , 21/06/2024

Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ cuối tháng 5, sau khi học sinh nghỉ hè.

73 người được hỗ trợ phẫu thuật thay thủy tinh thể

73 người được hỗ trợ phẫu thuật thay thủy tinh thể

10:52 , 21/06/2024

Chiều ngày 20/6, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hóa tổ chức trao kinh phí hỗ trợ phẫu thuật thay thủy tinh thể cho người nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa thông qua Qũy kiến tạo ước mơ.