Boeing thua lỗ gần 700 triệu USD trong quý IV năm 2022
Trong thông báo ngày 25/1, Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới Boeing cho biết trong quý cuối cùng của năm 2022, "gã khổng lồ" của Mỹ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ này đã thua lỗ tới gần 700 triệu USD. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất cao hơn và các vấn đề về chuỗi cung ứng. Đây có thể được xem là một quý đáng thất vọng nữa đối với Tập đoàn Boeing vốn vẫn chưa phục hồi sau các vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến dòng máy bay Boeing 737 Max và đại dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu mua máy bay mới của các hãng hàng không.

Máy bay 737 MAX của Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ.
Trong thông báo ngày 25/1, Boeing cho biết khoản lỗ này vẫn chưa "thấm tháp" gì so với với khoản lỗ 4,16 tỷ USD mà hãng phải gánh chịu trong quý 4/2021. Tuy nhiên, các cổ phiếu đã ngay lập tức giảm hơn 2%. Doanh thu của Boeing tăng 35% so với một năm trước đó, lên 19,98 tỷ USD.
Theo Boeing, tập đoàn đang ổn định việc sản xuất máy bay 737 mới với sản lượng 31 chiếc mỗi tháng và có kế hoạch tăng tốc lên khoảng 50 chiếc mỗi tháng vào năm 2025 hoặc 2026, đồng thời sẽ tăng cường sản xuất những máy bay 787.
Số lượng giao hàng của Boeing, có trụ sở tại Arlington, bang Virginia của Mỹ, đã tăng đáng kể sau khi giới chức cho phép máy bay Boeing 737 Max bay trở lại vào cuối năm 2021.
Doanh số bán hàng cũng tăng lên do các hãng hàng không nhận định nhu cầu đi lại bằng đường không trên thế giới đang phục hồi sau giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19.

Hội nghị thượng đỉnh Ibero-American
Tại Hội nghị thượng đỉnh Ibero-American (các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) được tổ chức ở thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominicana ngày 25/3, lãnh đạo các nước tham dự đã tập trung thảo luận về tình trạng lạm phát gia tăng và vấn đề di cư, coi đây là những mối nguy đe dọa ổn định của khu vực.

Anh - EU chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor
Ngày 24/3, Ngoại trưởng Anh James Cleverly và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic đã chính thức ký thực thi Khung Thỏa thuận Windsor. Đây là động thái mới nhất giữa hai bên nhằm giải quyết những bất đồng kéo dài về Nghị định thư Bắc Ireland liên quan tới các quy định thương mại áp dụng cho khu vực thời kỳ hậu Brexit, gây căng thẳng cho quan hệ song phương, đồng thời khiến chính trị tại khu vực rơi vào bế tắc.

Nga ủng hộ giải pháp hòa bình thông qua đối thoại
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga ngày 24/3, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, Nga không có ý định gây chiến tranh ủy nhiệm với phương Tây và biến nó thành một cuộc xung đột trực tiếp.

Trung Quốc khẳng định không yêu cầu các công ty cung cấp dữ liệu nước ngoài
Ngày 24/3, Trung Quốc khẳng định coi trọng và bảo vệ an ninh dữ liệu theo luật, đồng thời không yêu cầu các công ty phải nộp dữ liệu thu thập từ nước ngoài sau khi Giám đốc điều hành (CEO) của TikTok ở Mỹ phải điều trần trước Quốc hội nước này.

Nga công bố thời điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2023
Ngày 24/3, Nga thông báo sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế phương Đông từ ngày 10-13/9 tới, sau khi đã cân nhắc tới lịch trình của các sự kiện quốc tế.

WB muốn khu vực tư nhân tăng hỗ trợ khi nhu cầu tài chính tăng cao
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hôm 23/3 đã đưa ra một lộ trình mới để khu vực tư nhân tham gia tài trợ dự án ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, khi nhu cầu tài chính hàng năm đã tăng lên 2.400 tỷ USD.

Anh cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên mọi thiết bị của Quốc hội
Quốc hội Anh ngày 23.3 thông báo cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên tất cả các thiết bị và mạng của cơ quan lập pháp nhằm đảm bảo an ninh mạng.

Nga phóng vệ tinh quân sự vào không gian
Bộ Quốc phòng Nga ngày 23.3 cho biết, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã phóng thành công một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo vào sáng cùng ngày.

LHQ kêu gọi một giải pháp toàn diện cho Syria
Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen ngày 23.3 cho rằng tình hình tại Syria hiện nay nghiêm trọng chưa từng thấy, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, những ý tưởng táo bạo và một tinh thần hợp tác.

Hội nghị nước của Liên Hợp quốc công bố sáng kiến lớn nhằm phục hồi 300.000 km sông ngòi
Theo một tuyên bố trong Hội nghị Nước của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra tại thành phố New York (Mỹ), một số quốc gia châu Phi và Mỹ Latinh đã công bố sáng kiến khôi phục 300.000 km sông ngòi vào năm 2030, cũng như các hồ và những vùng đất ngập nước bị suy thoái do hoạt động của con người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.