Bỏng nặng vùng kín vì thông tiểu bằng… nước nóng
Bị bí tiêu tiểu trong quá trình điều trị gãy cột sống, nữ bệnh nhân được người nuôi bệnh cùng phòng "mách" dùng nước nóng cho thêm vài giọt dầu để xông. Sau khi ngồi lên bô đựng nước nóng bệnh nhân đã bị bỏng nặng tầng sinh môn và hậu môn dẫn tới hoại tử nặng.
Đó là trường hợp nữ bệnh nhân Nguyễn Thị T. (47 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) hiện đang phải nằm điều trị tại khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM. Ngày 25/8, thông tin từ chồng bệnh nhân cho hay, hơn 1 tháng trước trong lúc dùng thang leo lên trụ cao khoảng 4m để chăm sóc cho cây tiêu thì vợ anh không may bị tai nạn té xuống đất phải nhập viện cấp cứu.

Nhấn để phóng to ảnh
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật xử lý tình trạng vỡ 1 đốt sống và xẹp 3 đốt sống khác. Sau phẫu thuật, bệnh nhân bị mất cảm giác nửa người phía dưới nhưng sức khỏa đã tạm ổn nên được bệnh viện chuyển sang cơ sở vệ tinh là Bệnh viện chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế (quận Tân Phú) để tiếp tục điều trị phục hồi chức năng.
Trong quá trình nằm viện điều trị, bệnh nhân thường xuyên bị bí tiêu tiểu nên được một người nuôi bệnh cùng phòng “mách” dùng nước nóng cho thêm vài giọt dầu vào xông sẽ thông được tiêu tiểu. Bệnh nhân nhờ chồng đi lấy nước nóng đổ vào bô rồi ngồi vào xông. Tuy nhiên, do thương tích chấn thương cột sống gây mất cảm giác nửa cơ thể từ cột sống lưng trở xuống nên bệnh nhân không cảm nhận được sức nóng của hơi nước. Sau khi xông, toàn bộ vùng sinh dục, hậu môn và một phần mông của bệnh nhân bị bỏng nặng phải chuyển trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy nhập vào khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình điều trị.
Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị bỏng hơi nước 2% (độ III) tập trung ở 2 mông và tầng sinh môn. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị tích cực bằng kháng sinh, cắt lọc hoại tử. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoại tử lan rộng, bệnh nhân buộc phải mở hậu môn tạm ra da ở vùng hông. Dự kiến bệnh nhân còn phải điều trị kéo dài để xử lý tình trạng bỏng ở tầng sinh môn và thực hiện ghép da trước khi chuyển hậu môn tạm về vị trí tự nhiên.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, việc dùng hơi nóng của nước để xông thông tiểu là không có cơ sở khoa học. Những bệnh nhân trong quá trình điều trị ở các bệnh viện hoặc điều trị tại nhà nếu rơi vào tình trạng bí tiểu tiện, đại tiện cần nhanh chóng thông báo, nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế để thực hiện biện pháp thông tiểu hoặc thụt tháo.
Vân Sơn/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.