Bức tượng vô giá trị hóa ra là tác phẩm nghệ thuật có giá hơn 14 tỷ đồng
Một bức tượng những tưởng vô giá trị đã vừa được xác định là tác phẩm nghệ thuật đích thực được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Thụy Sĩ Alberto Giacometti (1901 - 1966).
Một bức tượng những tưởng vô giá trị sau khi xuất hiện trong chương trình truyền hình “Fake or Fortune?” (Anh) mà không được khẳng định là “đồ thật”, đã vừa được xác định là một tác phẩm nghệ thuật đích thực được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Thụy Sĩ Alberto Giacometti (1901 - 1966). Bức tượng có vừa được mua với giá hơn 500.000 bảng (tương đương hơn 14 tỷ đồng).
Khi bức tượng được đưa ra thẩm định trong chương trình truyền hình “Fake or Fortune?”, những chuyên gia của chương trình đã không thể xác định đây là “đồ thật” hay “đồ giả”, vì vậy, khi rời chương trình, nó bị xem là một bức tượng vô giá trị.
Vậy nhưng cũng chính bức tượng này sau đó đã được các chuyên gia nghệ thuật khác xác định là tác phẩm được thực hiện bởi nghệ sĩ bậc thầy người Thụy Sĩ - nhà điêu khắc Alberto Giacometti.
Bức tượng này từng tham gia chương trình “Fake or Fortune?” (Anh) hồi năm ngoái, khi ấy, chuyên gia nghệ thuật Philip Mould và người dẫn chương trình Fiona Bruce đã nhìn ra những khía cạnh tiềm năng của tác phẩm điêu khắc cỡ nhỏ theo trường phái trừu tượng, họ bắt đầu tìm kiếm những bằng chứng để xem liệu đó có phải tác phẩm đích thực của Giacometti hay không.

Nhấn để phóng to ảnh
Những tác phẩm điêu khắc khắc họa con người của Alberto Giacometti có phong cách "kéo dài" rất đặc trưng
Giacometti là một trong những nhà điêu khắc vĩ đại nhất sống trong thế kỷ 20. Một tác phẩm điêu khắc bằng đồng của ông từng được bán với giá 141 triệu USD hồi năm 2015 và lập nên kỷ lục mới về giá.
Nhưng vì không tìm được chữ ký của tác giả trên bức tượng này, hay những bằng chứng thuyết phục khác, mà trên thị trường hiện nay lại có quá nhiều tác phẩm nhái, chương trình đành kết luận rằng họ không thể xác nhận tính chân thực của bức tượng.
Mặc dù vậy, sau khi bức tượng rời khỏi chương trình, những lớp sơn không nguyên bản đã được bóc tách ra khỏi tác phẩm và người ta đã tìm thấy một chữ ký của tác giả cùng những bằng chứng khác cho thấy đây đích thực là tác phẩm của Giacometti.
Bức tượng đã được đem bán đấu giá với tư cách một tác phẩm đích thực của Giacometti và đạt mức giá hơn nửa triệu bảng, thông tin này đã vừa được chương trình “Fake or Fortune” tiếp tục cập nhật tới công chúng.
Chuyên gia nghệ thuật Philip Mould đại diện cho chương trình “Fake or Fortune?” (Anh) chia sẻ với tờ Telegraph: “Mặc dù chúng tôi có khá nhiều thời gian nhưng sau cùng vẫn phải làm việc theo một hạn định của chương trình và trong thế giới nghệ thuật, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ theo cùng một nhịp độ.
“Với tác phẩm này, chúng tôi cần nhiều thời gian hơn, nhiều sự cân nhắc hơn, những điều đó là xứng đáng và cần thiết”.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhà điêu khắc người Thụy Sĩ Alberto Giacometti (1901 - 1966)
Vì sự nổi tiếng của Giacometti trong giới nghệ thuật nên từ lâu đã có nhiều tác phẩm làm nhái tác phẩm của ông xuất hiện trên thị trường. Hồi thập niên 1920, nghệ sĩ Giacometti chuyển tới Paris, Pháp, để theo học chuyên ngành điêu khắc và bắt đầu trở thành một nhân vật quen thuộc tại những quán cà phê nghệ thuật trong thành phố, nơi những tài năng thường qua lại, giao lưu với nhau.
Tại đây, Giacometti bắt đầu làm quen với những nghệ sĩ, trí thức, trong đó có Picasso, ông cũng tìm hiểu nhiều hơn về trường phái siêu thực.
Bức tượng được nhắc tới trong bài này có tên “Gazing Head” đã được đưa tới chương trình “Fake or Fortune?” bởi một người phụ nữ có tên Claire Clark-Hall cùng với người con gái của bà - Henrietta Plunkett.
Người bà, người mẹ quá cố của gia đình họ - bà Fiona Garfitt - đã từng theo học ở Paris hồi thập niên 1930 và có mối quan hệ thân tình với nghệ sĩ Giacometti. Bà cụ Fiona Garfitt sau này kết hôn với một kiến trúc sư - ông Denis Clarke-Hall.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhà điêu khắc người Thụy Sĩ Alberto Giacometti (1901 - 1966)
Bức tượng vốn được trưng bày trong gia đình bà Fiona Garfitt suốt nhiều thập kỷ, nó từng bị rơi khỏi bệ lò sưởi một lần do con mèo của gia đình chạy qua, sự việc xảy ra hồi thập niên 1960, khi ấy, chính ông Denis đã tự sửa lại bức tượng bằng một ít sơn trắng sẵn có trong nhà.
Sau khi bức tượng rời khỏi chương trình “Fake or Fortune?”, người ta đã bóc tách lớp sơn này và tìm thấy chữ ký của Giacometti, nghệ sĩ đã đề dòng chữ “Alberto Giacometti 1928” trên bức tượng.
Chính lúc này, Hội đồng Giacometti ở Paris mới chính thức xác nhận tính chân thực của tác phẩm. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm về việc xác nhận tính hợp pháp đối với những tác phẩm mới được phát hiện của nhà điêu khắc Giacometti.
Theo Bích Ngọc/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.

Các di tích văn hóa, lịch sử thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ
Ngoài các thắng cảnh tự nhiên, Thanh Hóa còn là địa phươngcó hệ thống di tích, di sản văn hóa, lịch sử đậm đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, các địa điểm này trở thành nơi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách
Mùa du lịch năm nay, huyện Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách. Nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách mọi thông tin hoạt động du lịch của địa phương, vừa qua huyện đã chính thức đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn.

Tượng đài và ký ức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực cầu Hàm Rồng là nơi giao nhau giữa tuyến đường sắt và đường bộ. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong, nòng cốt là Đội N87 đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội xung kích thuộc C873, Đội N87. Vùng “đất thép” Hàm Rồng trở thành bản tráng ca được Nhân dân cả nước, bạn bè thế giới cảm phục, tự hào.

Du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa trong dịp nghỉ lễ
Những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, tuy thời tiết không quá nắng nóng nhưng lượng du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa vẫn rất đông.

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025
Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”
Tối ngày 30/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh Hoá - Tự hào cùng non sông liền một dải”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.