Bước đột phá trong thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa
Trên 56 nghìn 400 tỷ đồng là tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024. Đây là số thu cao nhất của tỉnh từ trước đến nay. Với kết quả này, Thanh Hóa tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, con số trên là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, linh hoạt của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
Năm 2024, thu nội địa do ngành thuế Thanh Hóa thực hiện đạt 35.669 tỷ đồng, vượt 62% dự toán tỉnh giao, tăng 35% so với cùng kỳ. Có 16/17 lĩnh vực thu hoàn thành vượt mức dự toán giao; 13/17 lĩnh vực tăng thu so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, nhiều khoản thu, sắc thuế trọng điểm tăng cao như: thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh; các khoản thu từ đất; thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và thuế bảo vệ môi trường. Theo đánh giá chung của ngành thuế, kết quả này có nguyên nhân quan trọng từ việc triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Các chính sách gia hạn thuế, giảm thuế, phí và lệ phí có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, đã tạo ra nguồn lực rất quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Ông Mai Đình Tú, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Đình Tú, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng cao. Đây là năm lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở hết sức quan tâm đến công tác thu ngân sách, tăng cường chỉ đạo các ngành vào cuộc hỗ trợ cơ quan thuế một cách quyết liệt trong khai thác nguồn thu cũng như đôn đốc thu hồi nợ đọng".

Cùng với thu nội địa, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao với số thu đạt 20 nghìn 794 tỷ đồng, vượt 53,5% dự toán giao, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân số thu tăng mạnh chủ yếu do sự tăng thu từ nguồn dầu thô nhập khẩu chiếm tới gần 82% tổng thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu. Cùng với đó, các mặt hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất và một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng so với cùng kỳ. Đến 31/12/2024, có 618 doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan; tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt trên 15,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu ngân sách.

Ông Lê Xuân Cương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Cương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có được số thu như vậy là do Cục Hải quan Thanh Hóa luôn bám sát chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh. Bên cạnh đó, đồng hành cùng với các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tuyên truyền phổ biến, vận động thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục tại Cục Hải quan Thanh Hóa; phối hợp với các Sở, ban, ngành kêu gọi, vận động các dự án đầu tư về Thanh Hóa và bám sát các chủ trương chỉ đạo điều hành của tỉnh trong thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu".

Năm 2024, kết quả thu ngân sách ở hầu hết các lĩnh vực, sắc thuế đều đạt và vượt dự toán giao, tăng cao so với cùng kỳ, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Đây sẽ là động lực to lớn để bước sang năm mới 2025, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bứt phá về đích, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng
Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5
Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ
Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.