Buôn quần áo hàng thùng từ Campuchia, "hái ra tiền" nhờ xu hướng mới của giới trẻ
Quần áo cũ hay còn gọi là hàng "secondhand" trước đây đa phần chỉ dành cho những người thích quần áo có chất liệu thoải mái, thương hiệu, lại rẻ. Nhưng nhiều bạn trẻ hiện nay đang săn tìm chúng như một xu hướng mới, vừa hợp với túi tiền, lại theo kịp phong cách thời trang trên thế giới.
Cơ duyên buôn quần áo giày "secondhand"
Tốt nghiệp đại học hơn 1 năm nhưng chưa tìm được việc làm phù hợp với sở thích, Nguyễn Việt Anh (Bát Tràng, Hà Nội) quyết tâm vay tiền để kinh doanh quần áo cũ.

Chia sẻ về ý tưởng kinh doanh này, Việt Anh cho biết: “Ngày còn nhỏ xíu, bố mẹ tôi đã kinh doanh quần áo secondhand ở Kim Liên. Nên cũng quen mặc hàng này từ bé đến giờ, tính ra cũng đã hơn 20 năm.”

“Hàng secondhand này tuy đã cũ, nhưng kiểu dáng vẫn giữ được. Nhiều chiếc vẫn còn giữ được màu, không bị phai do chất liệu làm nên là loại tốt. Nhiều bạn trẻ thích mặc theo phong cách vintage hay hiphop đều rất thích quần áo có dáng rộng, thoáng mát như vậy”, Việt Anh nói.
Cũng theo Việt Anh: “Phải những bạn trẻ biết mua, biết chọn mới vào những cửa hàng quần áo secondhand để chọn. Vì nó có form dáng Châu Âu chứ không bó sát như các loại quần áo Quảng Châu.”

Khách mặc quen thường tìm đến những cửa hàng như này
“Trước đây, chủ yếu các cửa hàng bán hàng này đều là buôn theo kiện, hàng đổ đống về, khách cứ đến nhặt đồ. Cái nào mặc được thì mua, không thì thôi. Nhưng hiện nay, để phục vụ nhu cầu của giới trẻ, rất nhiều cửa hàng có chọn lọc cả về chất lượng và gu thời trang mọc lên”, Việt Anh cho biết thêm.
Cơ duyên đã có, nhưng muốn có hàng độc dành riêng cho người trẻ, Việt Anh phải lần mò khắp các hội nhóm về hàng Secondhand mới tìm được mối hàng bên Campuchia.
Cậu bạn này chia sẻ: “Campuchia như là bãi rác của thế giới. Thứ đồ cũ gì cũng có thể tìm thấy ở đó, từ giày, dép, quần, áo, kính, đồng hồ, cho đến những chiếc túi Luis Vuiton hàng hiệu,…”
“Ở đó bạn có thể tìm được những chiếc đồng hồ hàng hiệu cũ vẫn còn nguyên bản có giá hơn 20 triệu đồng, nhưng chỉ mất 5 triệu đồng để mua lại. Túi xách hàng hiệu mới thực sự nhiều, sau khi làm sạch sẽ lại nhìn không thua kém gì hàng mới”, Việt Anh chia sẻ.
Nhập hàng giá rẻ
Vốn không nhiều, nhưng Việt Anh vẫn quyết tâm đầu tư cho cửa hàng cùng với một người bạn. Tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng, 2 chàng trai trẻ đã dành một nửa số vốn để nhập hàng.
Do đã liên hệ được mối bên Campuchia, lại có người quen đang làm việc bên đó, nên coi như chi phí ăn ở và đi lại tại Campuchia của 2 người không mất.

Tuy nhiên, để sang được Campuchia, Việt Anh cho biết: “Tôi và một người bạn phải bay vào TP.HCM, sau đó đi ô tô sang Campuchia để chọn hàng. Chi phí đi lại của cả 2 phải đến gần 8 triệu đồng.”
“Tuy nhiên, không phải cứ sang là lấy hàng về. Tôi phải cả buổi sáng để nhặt 50 đôi giày trong hàng nghìn đôi giày cũ ở đó. Giày 2nd này mỗi đôi chỉ có một cỡ nên cũng phải chọn những đôi phù hợp với cỡ chân của người Việt”, 9x này cho biết thêm.

Do là hàng cũ, nên giá nhập của những đôi giày này chỉ bằng 1/10 những đôi giày mới. Tuy nhiên, giá của chúng cũng còn phụ thuộc vào độ mới, xuất xứ và thương hiệu. Sau khi được làm sạch gần như mới, giá sẽ dao động từ 8,5 - 10 USD/đôi.
Ở những chợ hàng cũ như vậy, Việt Anh cho biết: “Có 2 kiểu mua hàng, nếu mua cả kiện 100 đôi giày thì giá sẽ rẻ hơn. Còn mua theo kiểu nhặt từng đôi một thì cũng phải lấy 50 đôi một lần, giá trung bình khoảng 475 USD/50 đôi.”

Nhìn qua không ai bảo đây là hàng cũ
“Với áo phông cũng tương tự, mỗi chiếc chỉ có 1 size và một kiểu khác nhau. Xuất xứ của chúng thì đúng là từ khắp thế giới đổ về. Từ Mỹ, Mexico, Guatemala cho tới các nước Châu Âu. Nếu nhập buôn, tính ra mỗi chiếc áo phông có giá chỉ 1,5 USD, bằng 1/20 hàng mới. Còn hàng sơ mi cũng chỉ 250 USD/200 cái, riêng loại sơ mi thu đông thì sẽ đắt gấp đôi.”, V.A. cho biết.
Nhập thì rẻ nhưng hàng về tới Hà Nội cũng mất kha khá tiền vận chuyển. Tuy nhiên, lái buôn bên đó sẽ làm dịch vụ vận chuyển luôn từ Campuchia về TP.HCM, sau đó chuyển về Hà Nội mà người nhập không cần làm gì. Mức giá sẽ tuỳ vào số lượng hàng.
Hiện ở Hà Nội, chợ Đông Tác, Kim Liên vẫn là nơi tập trung nhiều quần áo secondhand nhất. Nhưng tại đây thường chỉ có hàng đổ đống, không có quần áo dành riêng cho các bạn trẻ lựa chọn.
Dave Amos (England) hiện đang dạy học tại một trung tâm tiếng Anh tại Minh Khai cho biết: “Tôi sang Việt Nam mới được hơn 2 năm, nhưng không thích mua quần áo ở các cửa hàng cho giới trẻ. Vì đa phần các cửa hàng bán quần áo đó ở Việt Nam toàn là hàng Trung Quốc. Tôi không thích chất liệu quần áo đó.”

“Nên tôi tìm đến những cửa hàng secondhand cho giới trẻ theo phong cách vintage để mua đồ. Giá cả vừa phải với người mới sang Việt Nam như tôi, mà chất liệu lại thoải mái, đúng form dáng tôi”, Dave cho biết thêm.
Nhiều bạn trẻ còn lấy số điện thoại của chủ hàng để mỗi lần có quần áo hay đặc biệt là giày mới về là rủ nhau ra săn. May mắn thì có thể mua được những đôi giày hàng hiệu còn mới đến 70 - 80% mà giá chỉ bằng một phần mười.
Thế Hưng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.