Cà Mau cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo ngành
(TTV) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau.
Thông báo kết luận nêu rõ, năm 2019 nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP (theo giá so sánh) tăng 7% so với năm 2018; các chỉ số kinh tế-xã hội tăng trưởng cao so cùng kỳ, 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp và tăng dần ngành dịch vụ (trong đó, lĩnh vực dịch vụ chiếm 40,9% GRDP); thu ngân sách nhà nước vượt 20,8% dự toán; quy mô vốn của các doanh nghiệp thành lập mới và các dự án đầu tư vào tỉnh tăng mạnh so với năm 2018...
Tuy nhiên, Cà Mau vẫn còn một số khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thu ngân sách mới đáp ứng được chi thường xuyên khoảng 44%, giải ngân vốn đầu tư đạt hơn 60%, cơ sở hạ tầng liên kết vùng cũng còn nhiều khó khăn.
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm; năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Do đó, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Cà Mau cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, khó khăn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016-2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Cà Mau đẩy nhanh tái cấu trúc, tái cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, sản phẩm; tập trung sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là mặt hàng thủy sản (nhất là kế hoạch đầu tư, phát triển của ngành tôm) theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chú trọng hình thành các liên kết theo chuỗi hiệu quả và bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với thị trường, phát triển công nghiệp chế biến làm nền tảng để thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm, thu ngân sách cho nhà nước. Nâng cao nhận thức chính quyền và doanh nghiệp phải có tư duy hội nhập, chủ động, hướng đến thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng, vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước, tránh các vấn đề pháp lý.
Đồng thời, thực hiện quyết liệt các giải pháp để phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh, gia tăng năng lực sản xuất của từng lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực còn tiềm năng phát triển. Triển khai công tác quy hoạch ngành lĩnh vực, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 theo Luật quy hoạch năm 2017. Tập trung phát triển hạ tầng du lịch trong đó trọng tâm xây dựng chiến lược, quy hoạch du lịch, xây dựng môi trường, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng. Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng giữ tài nguyên môi trường sinh thái trước biến đổi khí hậu gắn với giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển giáo dục, khoa học-công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử, kinh tế số, công nghệ sinh học và công nghệ mới, ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - chìa khóa then chốt cho sự phát triển, phù hợp với xu hướng quốc tế và hội nhập.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Cà Mau thực hiện quy hoạch tái bố trí dân cư theo hướng tập trung, di dời dân ra khỏi những khu vực ven sông, ven biển, có nguy cơ sạt lở cao, tập trung, theo cụm, nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng, đường xá, điện nước, viễn thông, internet.. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải, đặc biệt là nước thải trong nuôi trồng thủy sản. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, phòng chống dịch bệnh.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong công tác, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chính quyền các cấp, xây dựng nền hành chính thông thoáng, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế tư nhân, một trong những trụ cột của nền kinh tế. Chú trọng hơn môi trường kinh doanh, cần tập trung cải thiện mạnh hơn, nhất là trong những lĩnh vực còn hạn chế. Các cơ quan liên quan công khai hóa, áp dụng công nghệ, tiếp nhận thông tin phản hồi từ các nhà đầu tư vào Cà Mau để phát triển.
HQ (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhiều cơ hội xuất khẩu rau củ quả chính ngạch của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây quan trọng của thế giới và nhất là Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định mới về lãi suất tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 2410 và 2411 nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi.
Các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tăng tốc sản xuất cuối năm
Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 183 doanh nghiệp đang hoạt động. Những tháng cuối năm 2024 là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành những đơn hàng trong năm, đạt mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, sản lượng đã đề ra từ đầu năm.
Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản xứ Thanh
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã đưa thêm 355 doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử với tổng số 400 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 10
10 tháng năm nay, cả nước có hơn 136.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1,3 triệu tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.