Các bệnh viện thu dung, điều trị bệnh nhân COVID–19
Chỉ trong 4 ngày từ 17 – 20/4, số ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Thanh Hoá đã cao hơn số ca mắc 3 tháng đầu năm 2023. Trước diễn biến mới của dịch bệnh, các bệnh viện đã tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, đồng thời tăng cường kiểm soát lây nhiễm.
Tuần qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận, cách ly hơn 10 bệnh nhân COVID-19. Đây đều là những người có các bệnh lý nền kèm theo hoặc người cao tuổi; có trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19. Đa phần bệnh nhân có diễn biến trung bình. Một bệnh nhân diễn biến nặng đã được cấp cứu, điều trị tích cực và tiến triển tốt, qua cơn nguy kịch. Bác sỹ CKII Đỗ Xuân Tiến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá khuyến cáo những bệnh nhân có các bệnh lý nền về tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, khi mắc COVID-19 dễ có diến biến tăng nặng, cần được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế.
Tại các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh và người nhà được khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp phòng hộ cá nhân như: đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên. Những bệnh nhân có các triệu chứng đường hô hấp như: sốt, ho, rát họng, khó thở được phân luồng, test nhanh COVID-19. Các bệnh viện cũng bố trí các khu điều trị cách ly cho bệnh nhân COVID-19. Nói về vấn đề này, bác sỹ CKI Nguyễn Danh Hội, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương cho biết: "Chúng tôi phân loại từ phòng khám, những bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ COVID-19 được đưa về khu cách ly khoa lây để làm xét nghiệm. Hiện nay, có 3 bệnh nhân COVID-19 đang cách ly điều trị tại bệnh viện. Các bệnh nhân này sức khoẻ vẫn ổn định".
Tại Thanh Hoá, số ca mắc COVID-19 bắt đầu gia tăng từ ngày 10/4 đến nay, đặc biệt chỉ trong 3 ngày từ 18 – 20/4, toàn tỉnh đã ghi nhận 117 ca mắc. Tuy nhiên, đa phần có biểu hiện nhẹ, được hướng dẫn cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà. Hiện có 10 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện, đều là những người có bệnh lý nền.
Ngành y tế Thanh Hoá vẫn đang theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, thực hiện tốt khuyến cáo V2K (Vắc xin – Khẩu trang – Khử khuẩn) của Bộ Y tế.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.